8 loại đau đầu thường gặp và cách phòng tránh

8 loại đau đầu thường gặp và cách phòng tránh

8 loại đau đầu thường gặp và cách phòng tránh

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
8 loại đau đầu thường gặp và cách phòng tránh

Đau đầu cụm, đau nửa đầu, cơn đau sấm sét do chấn thương hoặc tăng huyết áp có thể cần điều trị bằng thuốc, uống nhiều nước, nghỉ ngơi để cải thiện.

Hầu như mọi người đều bị đau đầu một vài lần trong đời. Có nhiều loại đau đầu khác nhau, mỗi loại được đặt tên tùy vào nguyên nhân, cường độ và vị trí gây ra . Cơn đau đầu có thể ảnh hưởng đến vùng trán, một số điểm trên đầu, cũng có những trường hợp đau đầu ảnh hưởng nửa đầu bên trái hoặc bên phải. Căn bệnh này thường gây khó chịu, mất tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Đau đầu cụm: Đau đầu cụm có cảm giác bỏng rát, đau dữ dội. Chúng xảy ra xung quanh mắt, một bên mặt. Các triệu chứng có thể bao gồm: sưng, đỏ, đổ mồ hôi, nghẹt mũi, chảy nước mắt cùng bên với cơn đau đầu.

Đau đầu cụm xảy ra trong một thời gian nhất định, kéo dài từ 15 phút đến 3 giờ. Nó có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày, phổ biến ở nam giới hơn nữ. Loại đầu đầu này cần được bác sĩ kiểm tra và đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp.

Đau nửa đầu: Đau nửa đầu là một cơn đau dữ dội từ sâu bên trong đầu. Cơn đau kéo dài nhiều ngày gây hạn chế khả năng làm việc, ảnh hưởng cuộc sống. Loại đau đầu này tạo ra những đợt nhói và chỉ xuất hiện một bên đầu. Những người bị chứng đau nửa đầu thường nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, kèm theo triệu chứng buồn nôn. Phụ nữ có nguy cơ mắc đau nửa đầu cao hơn nam giới. Các tác nhân gây đau nửa đầu phổ biến, bao gồm: gián đoạn giấc ngủ, mất nước, bỏ bữa, ảnh hưởng từ thực phẩm, dao động nội tiết tố, tiếp xúc với hóa chất...

Để giảm nguy cơ đau nửa đầu, mọi người nên ngủ đủ giấc, uống đủ nước, tránh các thực phẩm gây dị ứng, ăn uống điều độ... Thuốc giảm đau không kê đơn là giải pháp khác phù hợp cho chứng đau nửa đầu. Nếu bạn bị đau nửa đầu thường xuyên nên nói chuyện với bác sĩ để có phương pháp điều trị lâu dài.

Đau đầu sấm sét: Đau đầu như sấm sét là một cơn đau đầu nghiêm trọng, diễn biến nhanh, đạt đến cường độ cao nhất trong vòng chưa đầy một phút. Loại đau đầu này có thể lành tính nhưng nếu xảy ra liên tục, nó là triệu chứng của đột quỵ, vỡ hoặc tắc nghẽn mạch máu, chấn thương não, hội chứng co thắt mạch não có hồi phục, viêm mạch... Bất kể khi nào cảm nhận thấy cơn đau đầu như sấm sét, bạn nên khi khám để xác định chắc chắn nó không phải do tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào gây ra.

Dị ứng hoặc nhức đầu xoang: Nhức đầu có thể xảy ra do phản ứng dị ứng. Cơn đau do nguyên nhân này tập trung ở vùng xoang phía trước đầu. Những người bị dị ứng mạn tính theo mùa hoặc viêm xoang dễ bị những cơn đau đầu này. Đau đầu do xoang hay bị chẩn đoán nhầm với đau nửa đầu.

Người bệnh có thể giảm triệu chứng đau đầu do xoang bằng cách làm loãng chất nhầy tích tụ và gây ra áp lực xoang, dùng thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng histamine. Đau đầu do xoang có thể là triệu chứng của nhiễm trùng xoang. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng và giảm đau đầu.

Đau đầu nội tiết tố: Phụ nữ thường bị đau đầu có liên quan đến sự dao động nội tiết tố, thời kỳ kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai, thay đổi nồng độ estrogen khi mang thai. Cơn đau đầu do nguyên nhân này có vị trí tương tự như đau nửa đầu. Nó xảy ra trước, trong và sau thời kỳ kinh nguyệt. Những điều sau đây có thể giúp giảm đau đầu nội tiết tố: kỹ thuật thư giãn, tập yoga, châm cứu, ăn uống lành mạnh.

Nội tiết tố thay đổi có thể gây đau đầu. Ảnh: Freepik

Đau đầu liên quan đến caffeine: Caffeine ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến não. Những người thường xuyên dùng đồ uống chứa caffeine nếu dừng đột ngột dễ bị đau đầu do caffein đã làm thay đổi chất hóa học trong não. Giữ lượng caffeine của bạn ở mức ổn định, hợp lý hoặc bỏ hoàn toàn có thể ngăn ngừa những cơn đau đầu này xảy ra.

Đau đầu gắng sức: Loại đau đầu này xảy ra nhanh chóng sau thời gian hoạt động thể chất cường độ cao. Những hoạt động này làm tăng lưu lượng máu đến hộp sọ, dẫn đến cơn đau nhói ở cả 2 bên đầu. Loại đau đầu này thường hết trong vòng vài phút hoặc vài giờ. Thuốc giảm đau không kê đơn OTC thường làm dịu các triệu chứng. Nghỉ ngơi đúng cách cũng giúp giải quyết tình trạng đau đầu trên.

Đau đầu tăng huyết áp: Huyết áp cao có thể gây đau đầu. Đây là trường hợp khẩn cấp cần được điều trị. Đau đầu do tăng huyết áp thường xảy ra ở cả 2 bên đầu, khiến người bệnh khó khăn trong mọi hoạt động. Cơn đau đầu thường biến mất ngay sau khi huyết áp được kiểm soát. Người bệnh mắc chứng huyết áp cao nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, tránh ra các chất kích thích như thuốc lá rượu bia, giảm cân nếu thừa cân để huyết áp ở mức ổn định.

Nguồn: Sưu tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn