Đau thắt lưng - dấu hiệu cảnh báo cơ thể bất ổn

Đau thắt lưng - dấu hiệu cảnh báo cơ thể bất ổn

Đau thắt lưng - dấu hiệu cảnh báo cơ thể bất ổn

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Đau thắt lưng - dấu hiệu cảnh báo cơ thể bất ổn

Cơn đau thắt lưng cho thấy cơ thể thiếu vận động, có tư thế thở xấu hoặc bị stress kinh niên.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Cơn đau Quốc tế vào năm 2020, có tới 577 triệu người trên toàn thế giới gặp tình trạng đau thắt lưng. Tình trạng này phổ biến hơn bất cứ vấn đề nào khác, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết.

Cơn đau thắt lưng cấp tính có thể khiến mọi người gặp khó khăn khi di chuyển trong nhiều ngày, thậm chí vài tuần. Hầu hết trường hợp đau lưng không quá nghiêm trọng, 90% cải thiện theo thời gian mà không cần phẫu thuật, Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật thần kinh Mỹ cho biết. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi báo hiệu các vấn đề lớn hơn của cơ thể.

Nhiều cơn đau lưng bắt nguồn từ cơ học và tư thế thở xấu. Vì khung xương gắn liền với cột sống và các nhóm cơ thở chính như cơ hoành, tư thế xấu có thể ảnh hưởng tới cột sống, dẫn đến tình trạng đau lưng.

Phần thắt lưng được cấu tạo ổn định, kém di động. Vì vậy, khi hông bị căng cứng và thiếu khả năng xoay, cơ thể sẽ bù đắp bằng hoạt động của lưng dưới khi mọi người vặn mình. Điều này cũng có thể dẫn đến chấn thương cơ và thoát vị đĩa đệm.

Một số người bị đau lưng do chấn thương thể chất. Tình trạng gãy lưng và gãy đốt sống là rất hiếm, nhưng nó có thể xảy ra do những chấn thương đáng kể từ nhiều lần ngã hoặc các vụ tai nạn. Nhìn chung, loại sự cố này có thể dẫn đến thoát vị hoặc chấn thương cơ.

Thoái hóa do tuổi tác cũng có thể dẫn đến đau lưng. Thực tế, đau lưng không phải vấn đề nằm trong quá trình thoái hóa thông thường. Tuy nhiên, sau tuổi 30, khi mật độ xương và khối lượng cơ thể bắt đầu giảm, sức khỏe đĩa đệm và cột sống cũng suy yếu theo. Do đó, các vấn đề về lưng sẽ phát sinh, đặc biệt nếu người bệnh không có thói quen tập thể dục thường xuyên.

Nói cách khác, lối sống vận động là chìa khóa của một cơ thể khỏe mạnh. Việc lười vận động sẽ gây cứng cơ, làm suy yếu và giảm khả năng bôi trơn khớp, gây mất nước đĩa đệm cột sống. Tất cả hiện tượng này đều có thể dẫn đến đau lưng.

Phản ứng stress kinh niên của cơ thể cũng góp phần gây ra đau lưng, tạo sự căng thẳng và tăng độ nhạy cảm với cơn đau. Đau thắt lưng thường được phân loại theo thời gian, gồm cấp tính, mạn tính hoặc bán cấp tính.

Cơn đau lưng cấp tính thường dưới 4 tuần, mạn tính kéo dài hơn 12 tuần (có thể không liên tục), bán cấp tính từ 4 đến 12 tuần.

Một người phụ nữ bị đau lưng khi làm việc văn phòng. Ảnh: Freepik

Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy việc hoạt động thường xuyên là chìa khóa để điều trị và phòng ngừa đau lưng. Phân tích tổng hợp năm 2016, công bố trên tạp chí JAMA cho thấy việc chủ động tập luyện thể dục sẽ giảm nguy cơ đau lưng so với các bài tập thụ động được bác sĩ chỉ định như đai hỗ trợ, nẹp chỉnh hình.

Các chuyên gia cho biết thiền chánh niệm cũng hiệu quả trong việc giảm đau thắt lưng, đặc biệt là giai đoạn mạn tính. Phân tích tổng hợp công bố trên tạp chí Pain Medicine cho thấy thiền định là phương pháp an toàn và hiệu quả để kiểm soát cơn đau, làm giảm cường độ đau và cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng tập thở bằng cơ hoành đúng cách là nền tảng của tất cả chương trình điều trị và phòng ngừa đau lưng. Việc hít thở sâu giúp định vị lại khung xương sườn và khung chậu, giảm áp lực lên cột sống. Các bài tập cũng làm dịu phản ứng căng thẳng bằng cách kích hoạt trạng thái "nghỉ ngơi và phục hồi" của hệ thần kinh.

Nguồn: Sưu Tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn