10 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao

10 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao

10 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
10 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao

Người bị tăng huyết áp, cholesterol cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, béo phì… có khả năng đột quỵ cao nếu không kiểm soát bệnh hoặc bỏ các thói quen xấu.

Mặc dù không có cách nào để chắc chắn một người có hoặc không bao giờ bị đột quỵ trong đời. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy nguy cơ bị đột quỵ nghiêm trọng hơn ở một số người mà không nên xem nhẹ. Trong những trường hợp này, cần thăm khám theo dõi sức khỏe, điều trị bệnh nền để tránh đột quỵ xảy ra bất ngờ.

Cholesterol cao

Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ phổ biến gây đột quỵ. Theo dõi mức cholesterol thường xuyên và giữ các chỉ số trong mức bình thường giúp giảm nguy cơ mắc đột quỵ và các tình trạng tim mạch khác. Chỉ số cholesterol tối ưu cho cả nam và nữ trên 20 tuổi là 125 mg/dL đến 200 mg/dL. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn xây dựng chế độ ăn uống để giúp giảm lượng cholesterol. Ngoài chế độ ăn uống, có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol bao gồm cả di truyền.

Cao huyết áp

Huyết áp cao liên tục (tăng huyết áp) là yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Tăng huyết áp khi huyết áp đo tại phòng khám lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg. Tuy nhiên, huyết áp cao có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống như giảm căng thẳng và không hút thuốc. Bạn nên thăm khám bác sĩ để được theo dõi các chỉ số huyết áp và áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp. Khi huyết áp không tăng cao đồng nghĩa người đó có thể giảm khả năng bị đột quỵ.

Nếu chỉ số huyết áp 140/90 mmHg thì cần kiểm soát để phòng trránh đột quỵ. Ảnh: Freepik

Lượng đường trong máu cao

Lượng đường trong máu thất thường, tăng cao mạn tính hoặc bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể làm hỏng các mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những người thường có lượng đường trong máu cao nên theo dõi thường xuyên tại nhà và điều trị thông qua chế độ ăn uống hoặc uống thuốc nếu cần thiết. Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá và hít phải khói thuốc có thể gây ra bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Hút thuốc lá làm tăng chất béo trung tính trong máu, giảm cholesterol tốt (HDL), làm cho máu dính và có nhiều khả năng bị vón cục, có thể cản trở lưu lượng máu đến tim và não, tăng sự tích tụ của mảng bám, gây ra dày và hẹp mạch máu...

Hút thuốc là thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ, bỏ hút thuốc rất quan trọng để ngăn ngừa đột quỵ vì hành vi này làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

Không tập thể dục thường xuyên

Nhiều người rất lười tập thể dục. Một số chỉ bắt đầu tập thể dục khi cảm thấy cơ thể đau nhức nhưng hoạt động này rất quan trọng để cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể, bao gồm giảm nguy cơ đột quỵ. Cho dù bạn đang khỏe mạnh hay đã bị đột quỵ nghiêm trọng vẫn có những bài tập an toàn để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn đồng thời giảm nguy cơ hoặc tránh tái phát đột quỵ.

Uống quá nhiều rượu

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị, lượng cồn tiêu thụ ở mức cho phép là một ly một ngày đối với nữ giới, hai ly một ngày đối với nam giới. Tuy nhiên uống nhiều hơn có thể làm tăng huyết áp và chất béo trung tính. Tác động này sẽ góp phần làm xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.

Béo phì

Nếu bị béo phì, bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc đột quỵ khác và các vấn đề sức khỏe khác như cholesterol cao, huyết áp cao và tiểu đường. Các bước bạn có thể thực hiện để giảm cân thừa sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, bạn kiểm soát cân nặng bằng cách bắt đầu ăn uống uống lành mạnh và tập thể dục nhiều hơn.

Không dùng thuốc

Hầu hết các yếu tố nguy cơ đột quỵ từ bệnh nền có thể được kiểm soát nhưng người bệnh phải thường xuyên dùng thuốc, uống thuốc đúng cách và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bạn nên quan tâm và chăm sóc sức khỏe của bản thân vì các bệnh được kiểm soát tốt thì cơ thể mới có thể khỏe mạnh, hạn chế các biến chứng.

Người bị bệnh tim

Nếu bạn bị khó thở khi đi bộ, gắng sức hoặc nếu bạn bị đau ngực thì nên đến cơ sở y tế thăm khám. Bệnh tim là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ và bất kỳ dạng đau ngực nào cũng là nguyên nhân đáng lo ngại. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân chính xác và điều trị đúng hướng để giảm bệnh tim và nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Cơn thiếu máu não thoáng qua

Hầu hết mọi người sẽ không nhận ra một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). Bạn nên dành thời gian để tìm hiểu các triệu chứng cơn thiếu máu não thoáng qua như bối rối, chóng mặt, nhìn một vật thành hai vật, mất trí nhớ, tê liệt, gặp vấn đề trong việc nói và nuốt, ngứa ran, thay đổi thị lực và khó đi lại. Các triệu chứng này thường biến mất trong ít hơn 10 phút.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào trong số này, bạn cần phải đi khám ngay lập tức vì TIA là dấu hiệu cảnh báo lớn nhất cho thấy một người có nguy cơ bị đột quỵ.

Nguồn: sưu tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn