5 thói quen giúp cột sống khỏe mạnh

5 thói quen giúp cột sống khỏe mạnh

5 thói quen giúp cột sống khỏe mạnh

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
5 thói quen giúp cột sống khỏe mạnh

Thực hiện một vài thay đổi lối sống, tăng cường tập luyện, tránh ngồi sai tư thế… có thể giúp cải thiện sức khỏe cột sống và phòng tránh các cơn đau.

Cột sống chịu trách nhiệm hỗ trợ cơ thể về mặt cấu trúc cũng như bảo vệ tủy sống. Có một loạt các dây chằng nối các đốt sống, gân với các cơ xung quanh cột sống. Khi bị đau lưng, chủ yếu là do các dây chằng và cơ bị căng.

Ngoài ra, trọng lượng cơ thể cũng tác động trực tiếp lên cột sống. Đặc biệt ở những người thừa cân, béo phì, trọng lực có thể nén cột sống và góp phần gây ra chứng đau lưng theo thời gian. Duy trì một số thói quen tốt dưới đây có thể hỗ trợ giảm tải cho cột sống và giảm đau hiệu quả:

Ngủ với tư thế thoải mái

Khi bạn nằm xuống cũng là lúc các cơ, gân và dây chằng bao quanh cột sống được thư giãn, nghỉ ngơi. Để tận dụng tối đa khoảng thời gian này, đừng nằm sai tư thế, hãy sử dụng một tấm nệm, gối mềm cho phép cột sống được nghỉ ngơi một cách thoải mái.

Khi ngủ, hãy tập thói quen giữ cho cột sống thẳng một cách tự nhiên. Với tư thế nằm ngửa, đặt một chiếc gối bên dưới đầu gối và đặt giữa hai đầu gối với những người ngủ nghiêng, mẹo này sẽ giúp giữ cho hông và lưng được cân bằng.

Bạn cũng có thể sử dụng gối kê cổ hỗ trợ cột sống cổ, thử nghiệm với một vài loại gối khác nhau để xem loại nào giúp bạn thấy thoải mái nhất.

Duy trì tư thế ngủ thoải mái cũng là cách giúp cho cột sống được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Ảnh: Freepik

Tăng cường tập thể dục

Các cơ cốt lõi của bạn đa số nằm ở lưng dưới và bụng, do đó, các cơ này khỏe mạnh và dẻo dai cũng góp phần hỗ trợ cột sống và giảm áp lực lên phần lưng dưới.

Một bất lợi là hầu hết các cơ cốt lõi hiếm khi được vận động toàn bộ trong các hoạt động hàng ngày và chúng cần được củng cố thông qua các bài tập cụ thể. Các cơ ở lưng cũng có thể bị căng dẫn tới đau nhức nếu không được kéo giãn thường xuyên. Các bài tập yoga hoặc các bài tập lưng dưới, kéo giãn cơ lưng, tăng cường sức mạnh cột sống... đều giúp tăng sự linh hoạt đồng thời củng cố các cơ cốt lõi của bạn.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh

Ở người thừa cân, giảm cân mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và cũng giúp giảm bớt một phần căng thẳng cho cột sống. Tăng cân sẽ làm tăng áp lực ở phần cột sống và có thể gây ra tư thế xấu, góp phần gây đau lưng dưới.

Cùng với đó, hãy uống đủ nước để các đĩa đệm trong cột sống không bị co lại hoặc khô dẫn tới đau nhức nhiều hơn.

Mát-xa

Mát-xa lưng có một số lợi ích trị liệu, chẳng hạn như tăng lưu lượng máu, nới lỏng các cơ và mô liên kết, đồng thời tăng cảm giác thư giãn. Có một số bằng chứng cho thấy mát-xa ở mức độ vừa phải mang lại nhiều lợi ích (đặc biệt là giảm căng thẳng) hơn so với mát-xa chạm nhẹ.

Ngoài sử dụng các phương pháp trị liệu mát-xa, bạn cũng có thể tham khảo ghế mát-xa có độ rung nhất định tại nhà để sử dụng hàng ngày.

Hạn chế ngồi nhiều

Các đĩa đệm ở cột sống dưới phải chịu tải nhiều hơn khi ngồi hơn là đứng, do đó, ngồi lâu có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng đau lưng. Hơn nữa, khi ngồi ở bàn làm việc và nhìn vào màn hình máy tính, mọi người có xu hướng khom người và cúi về phía trước, khiến đĩa đệm thắt lưng càng thêm căng thẳng. Hãy chọn ghế văn phòng phù hợp và thực hành tư thế ngồi làm việc tốt để hỗ trợ các đường cong tự nhiên của lưng.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên đứng lên vận động thay vì ngồi quá lâu bởi các cơ chỉ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua chuyển động của cột sống. Đứng dậy vươn vai và đi lại ít nhất mỗi giờ một lần hoặc trong khi nói chuyện điện thoại để cơ thể được vận động.

Các gợi ý trên đều là những cách đơn giản giúp hỗ trợ cột sống và tăng cường sức khỏe tổng thể phần lưng. Ngay cả khi bạn đang bị đau hoặc phải trải qua nhiều đợt điều trị y tế, hãy ghi nhớ những điều đơn giản bạn có thể làm cho lưng của mình bởi vì chỉ từ những thay đổi nhỏ cũng có thể có ích cho sức khỏe xương khớp.

Nguồn: Sưu Tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn