6 cách kiểm soát thoái hóa khớp gối

6 cách kiểm soát thoái hóa khớp gối

6 cách kiểm soát thoái hóa khớp gối

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
6 cách kiểm soát thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị và kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống của người bệnh.

PGS.TS.BSCC Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Nội Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết khớp gối đã bị thoái hóa thì không thể phục hồi như cũ. Do đó, các phương pháp điều trị chỉ tập trung vào giảm đau, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, ngăn ngừa biến dạng khớp, phục hồi chức năng vận động cho gối và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bác sĩ Hồng Hoa tư vấn cho người bệnh trước khi tiến hành điều trị. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Các phương pháp kiểm soát và điều trị tình trạng thoái hóa khớp gối phổ biến, bao gồm:

Giảm cân, duy trì cân nặng

Đối với những người bệnh thừa cân hoặc béo phì, giảm cân sẽ giúp giảm đáng kể áp lực đè nặng lên khớp gối. Điều này giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách duy trì cân nặng khỏe mạnh còn hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý liên quan có thể phát sinh như tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2...

Dù có thể gây khó khăn ở vào thời gian đầu nhưng tập thể dục thường xuyên và đúng cách có tác dụng giảm đau, giảm cân và cải thiện tình trạng thoái hóa gối hiệu quả. Một số bài tập thích hợp cho khớp gối bị thoái hóa bao gồm yoga, đạp xe, đi bộ, bơi lội...

Thực hiện các liệu pháp thay thế

Tình trạng thoái hóa khớp gối có thể được kiểm soát tốt thông qua các liệu pháp thay thế như chườm lạnh trước, chườm nóng sau để giảm sưng và cứng khớp; massage, xoa bóp để thư giãn cơ bắp và làm dịu cơn đau; châm cứu kích thích vào các huyệt để đả thông kinh mạch và lưu thông khí huyết...

Sử dụng nẹp đầu gối

Nẹp đầu gối y tế là công cụ giúp kiểm soát tình trạng khó chịu do thoái hóa khớp gối đem lại. Không chỉ giúp giảm đau bằng cách giảm trọng lượng cơ thể đè nặng lên phần tổn thương nghiêm trọng nhất của đầu gối, dụng cụ này còn hỗ trợ khả năng đi lại của người bệnh. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà có thể dùng các loại nẹp khác nhau như nẹp giảm áp, nẹp giúp phục hồi chức năng...

Dùng thuốc giảm đau

Một trong những yếu tố không thể thiếu khi chữa thoái hóa khớp gối là loại bỏ tình trạng đau nhức dai dẳng, khó chịu tại đây. Vì vậy, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm dạng uống hoặc bôi ngoài da.

Tiêm nội khớp

Đối với trường hợp đau nhức khớp gối nghiêm trọng do thoái hóa, người bệnh có thể cần tiêm glucocorticoid hoặc corticosteroid trực tiếp vào khớp để giảm viêm, giảm sưng cứng và đau nhức đầu gối. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài vì đôi khi, steroid có thể góp phần bào mòn lớp sụn ở khớp gối.

Một phương pháp tiêm nội khớp khác là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP. Chế phẩm này kích thích quá trình chữa lành thương tổn, từ đó đem lại hiệu quả giảm đau, cải thiện chức năng hoạt động của khớp gối. Ngoài ra, tùy mức độ tổn thương, người bệnh có thể được chỉ định tiêm axit hyaluronic hoặc tiêm tế bào gốc.

Tiêm nội khớp giúp kiểm soát tình trạng thoái hóa khớp gối. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Phẫu thuật khớp gối

Nếu tình trạng đau nhức khớp gối liên quan đến thoái hóa trở nên nghiêm trọng, đồng thời người bệnh không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị bảo tồn thì phẫu thuật sẽ được chỉ định. Các loại phẫu thuật thoái hóa khớp gối thường được áp dụng có thể kể đến như:

Phẫu thuật nội soi khớp gối. Ở phương pháp này, diện tích xâm lấn do phẫu thuật nội soi và tỷ lệ tổn hại mô xung quanh giảm đi đáng kể, từ đó giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy bớt đau hơn, không phải quá lo lắng về vấn đề mất máu trong lúc phẫu thuật.

Phẫn thuật thay khớp gối với mục tiêu là loại bỏ những phần bị hư tổn do thoái hóa, đồng thời tái tạo bề mặt khớp gối bằng khớp nhân tạo. Khớp nhân tạo làm từ kim loại và một số vật liệu sinh học có chức năng tương tự khớp khỏe mạnh, giúp cải thiện cuộc sống của người bệnh.

Phẫu thuật đục xương chỉnh trục (osteotomy) thay đổi trọng tâm chịu lực của khớp gối bằng cách thay đổi trục sinh lý của chân. Từ đó hỗ trợ ngăn chặn, làm chậm quá trình tổn thương khớp gối do thoái hóa. Thông thường, phương pháp này sẽ được chỉ định cho những trường hợp thoái hóa chỉ ảnh hưởng đến một bên xương của khớp, người bệnh dưới 60 tuổi và không bị béo phì, khớp bị thoái hóa chủ yếu do hoạt động quá mức hoặc đứng lâu trong thời gian dài.

Bác sĩ Hồng Hoa chia sẻ, tuy không thể phục hồi như cũ nhưng tuân thủ đúng phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối có tác dụng giảm triệu chứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống hàng ngày.

*Nguồn: Sưu Tầm

zalo

  Đặt lịch hẹn