7 dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp vảy nến

7 dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp vảy nến

7 dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp vảy nến

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
7 dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp vảy nến

Tình trạng đau khớp, cứng khớp, sưng nóng, móng tay bị rỗ hay mờ mắt, mỏi mắt... có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp vảy nến.

Viêm khớp vảy nến (PsA) là một dạng biến chứng của bệnh vảy nến. Thống kê cho thấy khoảng 30% người bị bệnh vảy nến tiến triển thành PsA. Viêm khớp vảy nến thường phát triển sau bệnh vảy nến nhưng một số người lại cảm nhận bị đau khớp trước khi có biểu hiện của bệnh vảy nến trên da.

Dưới đây là 7 triệu chứng sớm cảnh báo bệnh viêm khớp vảy nến:

Đau hoặc cứng khớp

PsA thường gây ra cơn đau khớp và cứng khớp điển hình. Người bệnh có thể cảm thấy triệu chứng này chỉ ở một hoặc nhiều khớp, điển hình là các khớp đầu gối, ngón tay, ngón chân, mắt cá chân... Các triệu chứng đau và cứng khớp đôi khi không xuất hiện liên tục mà chỉ ở một vài thời điểm cụ thể.

Khớp sưng, nóng

Sưng khớp do viêm là dấu hiệu phổ biến của bệnh PsA. Sưng thường xảy ra ở một số khớp như ngón tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hông,... Các khớp này thường được bao quanh bởi các mô mềm có chức năng nâng đỡ cho xương ở hai bên. Khi chất lỏng tích tụ trong các mô sẽ xảy ra hiện tượng sưng tấy.

Không giống với các bệnh viêm khớp khác, PsA có xu hướng sưng ở toàn bộ bàn tay hoặc bàn chân. Sưng khớp có thể kèm theo cứng khớp, đau đớn hay khớp có hình dạng bất thường. Tình trạng sưng toàn bộ bàn tay ở người bệnh viêm khớp vảy nến đôi khi được gọi là "bàn tay xúc xích". Các mô bị viêm sưng nóng khi chạm tay vào có thể cảm thấy ấm, nóng nhẹ.

Hiện tượng bàn tay xúc xích ở người bệnh PsA là tình trạng viêm, sưng đau toàn bộ các ngón tay. Ảnh Dreamstime

 

Thay đổi trên móng

PsA được biết là gây ảnh hưởng nhiều tới móng. Khoảng 80% người bị bệnh viêm khớp vảy nến trải qua những thay đổi trên móng tay, móng chân của mình. Những thay đổi này có thể bao gồm rỗ móng, tách móng. Móng bị rỗ được coi là giai đoạn sớm của viêm khớp vảy nến, khi đó móng tay hoặc móng chân xuất hiện vết lõm, đổi màu, biến dạng. Tách móng là tình trạng móng tay bị rụng hoặc bong ra khỏi ngón tay.

Đau lưng dưới

Người bệnh PsA có thể bị viêm cột sống, gây ra hiện tượng sưng tấy ở các khớp, đặc biệt là ở cột sống. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau lưng dưới dữ dội, đau cơ, đau hông và mệt mỏi. Điều trị viêm cột sống thường sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen, thuốc chống suy nhược điều chỉnh bệnh (DMARDs), thuốc chẹn alpha (TNF-alpha),...

Mờ mắt, mỏi mắt

PsA cũng có thể ảnh hưởng đến mắt của người bệnh. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công gây viêm màng bồ đào, một bộ phận nằm giữa lòng trắng của mắt và võng mạc. Viêm màng bồ đào thường đi kèm các triệu chứng như mờ mắt, mỏi mắt, đau đớn, nhìn mờ... Triệu chứng viêm màng bồ đào nặng cần đi khám và điều trị ngay lập tức để không bị mất thị lực vĩnh viễn.

Đau chân, khuỷu tay

Đau ở bàn chân hoặc mắt cá chân có thể là dấu hiệu của PsA. Những người bị viêm khớp vảy nến thường bị sưng đau ở những nơi gân xương bám vào như bàn chân. Người bệnh có thể cảm thấy các triệu chứng bao gồm: giảm cử động khớp, cứng khớp, cảm giác ghê rợn ở khớp khi cử động. Người bệnh PsA cũng có thể cảm thấy các triệu chứng đau, căng cơ và khó cử động khuỷu tay. Các cơn đau sẽ tăng và trở nên khó chịu khi cử động mạnh hoặc cầm vật nặng...

Giảm phạm vi cử động khớp

Một dấu hiệu có thể cảnh báo viêm khớp vảy nến là tình trạng giảm phạm vi chuyển động ở các khớp. Người bệnh có thể thấy khó mở rộng cánh tay, uốn cong đầu gối hoặc gập người về phía trước. Các khớp không được vận động trong thời gian dài sẽ dẫn tới sự co cứng. Điều này khiến cho việc di chuyển xung quanh trở nên khó khăn hơn. Cứng khớp trở nên nghiêm trọng vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu.

Hiện chưa có phương pháp điều trị PsA triệt để. Việc điều trị sớm có thể giúp người bệnh tránh được các biến chứng liên quan tới các khớp, da, móng và thị lực..., vì vậy cần theo dõi các dấu hiệu bất thường trên cơ thể để phát hiện và thăm khám kịp thời.

*Nguồn:  Sưu Tầm

zalo

  Đặt lịch hẹn