Bé 2 tuổi đi tập tễnh, phát hiện trượt khớp háng

Bé 2 tuổi đi tập tễnh, phát hiện trượt khớp háng

Bé 2 tuổi đi tập tễnh, phát hiện trượt khớp háng

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Bé 2 tuổi đi tập tễnh, phát hiện trượt khớp háng

Bé gái đến 18 tháng tuổi mới biết đi, bước tập tễnh, hai chân dài không đều, được bác sĩ chẩn đoán trượt khớp háng, phải cắt xương để điều chỉnh.

Vào cuối tháng 4, chị Nguyễn Thị Nhâm (Hà Nội) đã đưa con gái Anh Thư (2 tuổi) đến thăm khám tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh. Chị Nhâm cho biết, bé đến khoảng 18 tháng mới bắt đầu biết đi, nhưng dáng đi không bình thường, tập tễnh. Lúc này, chị Nhâm kiểm tra 2 chân của con mới phát hiện chân dài chân ngắn.

Trẻ bị trượt khớp háng khi gập đầu gối lại, độ cao của 2 đầu gối thường không bằng nhau. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Qua các kết quả chẩn đoán hình ảnh, ThS.BS Nguyễn Trọng Quỳnh nhận định bé Thư bị trượt khớp háng. Phim x-quang trước mổ cho thấy chỏm xương đùi trượt rất cao, kèm biến dạng một số thành phần của khớp háng như ổ cối, xương đùi, dây chằng trong. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này không chỉ tác động đến khớp háng mà khi trẻ phát triển, khung chậu và cột sống cũng bị ảnh hưởng theo, có thể để lại những di chứng suốt đời.

Đối với trượt khớp háng ở trẻ nhỏ, hai phương pháp điều trị chính là nẹp bảo tồn và phẫu thuật. Tuy nhiên, bé Anh Thư phát hiện bệnh khá muộn, do đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu, giúp điều chỉnh lại toàn bộ những biến dạng ở khớp háng, trả lại cấu trúc giải phẫu ban đầu.

Để thực hiện điều này, các bác sĩ sẽ cắt đầu trên xương đùi để hạ thấp chỏm xương đùi, sau đó kết hợp xương bằng nẹp vít và xoay chỏm xương đùi hướng vào tâm. Với ổ cối, bác sĩ sẽ cắt xương chậu và sửa chữa biến dạng của thành phần này.

Chị Nhâm cho biết, ban đầu gia đình cũng rất lo lắng vì bé còn quá nhỏ. Tuy nhiên, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công tốt đẹp, sức khỏe bé Anh Thư ổn định, khớp háng vững. Bé được bó bột theo dõi trong 6 tuần.

Bác sĩ Trọng Quỳnh (áo xanh đậm, ở giữa) và ekip thực hiện phẫu thuật cho bé Anh Thư. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Bác sĩ Trong Quỳnh cho biết, trượt khớp háng là bệnh lý thường gặp ở bé gái nhiều hơn bé trai. Bệnh được phát hiện càng sớm, khả năng điều trị bảo tồn thành công càng cao. Tuy nhiên, điều kiện y tế tại Việt Nam trong sàng lọc bệnh lý ở các bé trong giai đoạn sơ sinh còn kém phát triển nên trượt khớp háng bẩm sinh thường được phát hiện muộn. Điều này dẫn đến những khó khăn trong điều trị, làm tăng nguy cơ phải phẫu thuật. Trong khi đó, phẫu thuật điều trị tình trạng này được xem là một ca mổ tương đối lớn, có mất máu, có nhiều nguy cơ ảnh hưởng.

Trượt khớp háng là một bệnh lý không gây đau, nên thường không được chú ý. Do đó, để kịp thời phát hiện tình trạng này, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu như: số lượng nếp nhăn ở hai bên bẹn không bằng nhau, chiều dài hai chân không bằng nhau, độ cao hai gối khi gập lại không bằng nhau, đi tập tễnh... Ngoài ra, một số phụ huynh có con bị trượt khớp háng cho biết nghe thấy tiếng lục cục ở háng của trẻ khi bế ẵm.

Nguồn: Sưu tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn