Bệnh nhân từ Canada sang Việt Nam thay khớp gối

Bệnh nhân từ Canada sang Việt Nam thay khớp gối

Bệnh nhân từ Canada sang Việt Nam thay khớp gối

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Bệnh nhân từ Canada sang Việt Nam thay khớp gối

Những cơn đau khớp gối khiến bà Christina Phypers chật vật suốt 7 năm được giải quyết sau 72 giờ thăm khám và phẫu thuật ở Việt Nam.

Một ngày sau ca phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo hôm 27/10, bà Christina, 69 tuổi, đã có thể tươi tỉnh ngồi dậy tập đi lại cùng bác sĩ vật lý trị liệu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Ông Phypers, chồng bà, hào hứng quan sát vợ, thi thoảng lại gật đầu cười.

"Bà ấy bị đau khớp gối suốt 7 năm rồi mà không thể điều trị được ở Canada nhưng sang Việt Nam chỉ 72 giờ là mọi thứ được giải quyết. Bà ấy đã có một chiếc khớp gối mới và có thể đi lại bình thường. Thật tuyệt", ông nói.

Bác sĩ vật lý trị liệu và chồng hỗ trợ bà Christina Phypers tập đi lại sau mổ một ngày. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Khớp gối của bà Christina bị thoái hoá nặng, dẫn tới đau đớn, khớp kêu lạo xạo, đầu gối không thể duỗi thẳng. Đồng hành cùng vợ điều trị thoái hoá khớp gối thời gian qua, ông Phypers cho hay họ không thể làm gì hơn bởi hệ thống y tế Canada đang rơi vào khủng hoảng thiếu bác sĩ và nhân viên y tế sau đại dịch Covid-19. Nhiều bệnh nhân bệnh nặng phải chờ nửa ngày mới được tiếp nhận ở phòng cấp cứu.

Vợ chồng Phypers cũng đã đi 3 bệnh viện mới có một khoa cấp cứu nhận khám cho bà Christina nhưng họ cho hay hiện không có bác sĩ phẫu thuật. Đã uống đủ loại thuốc nhưng tình trạng của bà Christina ngày càng nghiêm trọng, cơn đau không đỡ khiến bà sinh hoạt khó khăn, mất ăn mất ngủ.

Không đành lòng nhìn vợ chịu đựng đau đớn, ông Phypers tìm hiểu cơ hội điều trị bệnh cho bà ở nước ngoài. Ông được một người bạn đã sinh sống ở Việt Nam hơn 10 năm nay giới thiệu về Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nơi người này cũng từng được điều trị thành công.

Đôi vợ chồng quyết định bay nửa vòng trái đất sang Việt Nam để thực hiện ca phẫu thuật. Chỉ một ngày sau khi gọi điện cho tổng đài của bệnh viện, bà Christina được bác sĩ Nguyễn Quang Tôn Quyền, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, hẹn đến thăm khám. Bệnh nhân được kiểm tra kỹ tình trạng thoái hoá, chụp X-quang đánh giá giải phẫu, làm các xét nghiệm cần thiết. Xác định phương án điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ Quyền chỉ định phương án tốt nhất cho bệnh nhân người Canada là phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.

Theo bác sĩ Quyền, khớp gối nhân tạo Medial Pivot được làm từ chất liệu hợp kim, có cấu tạo gần giống với khớp gối tự nhiên, sở hữu nhiều ưu điểm về mặt động học, cải thiện chức năng lâm sàng của khớp gối, giải quyết các vấn đề về đau mặt trước gối, giảm chuyển động nghịch thường ra trước, cải thiện sức mạnh cơ tứ đầu đùi, tăng tuổi thọ khớp, giảm nguy cơ trật khớp gối, có thể gập hoặc quỳ gối sau phẫu thuật...

Để phù hợp với bệnh nhân, tăng xác suất thành công, đồng thời hạn chế đau, đẩy nhanh tốc độ phục hồi, bác sĩ Quyền đã lựa chọn phương pháp mổ khác với truyền thống, không mổ phần mềm, sau mổ không đặt giảm đau phong bế ở khớp gối. Với sự hỗ trợ dẫn đường của robot "Mắt thần" Knee+, công nghệ kính thực tế ảo bậc nhất thế giới, phẫu thuật viên dễ dàng căn chỉnh chính xác, định vị vị trí khớp nhân tạo thích hợp trên giải phẫu của bệnh nhân.

Ca mổ của bà Christina kết thúc thành công sau 40 phút. Chỉ một ngày sau khi mổ, đầu gối của bà Christina đã co duỗi được. Bà thậm chí có thể tự đi vệ sinh. Bác sĩ Quyền đánh giá bệnh nhân đáp ứng tốt với khớp gối mới, phục hồi nhanh. Hai ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể xuất viện.

Sau khi xuất viện, người bệnh cần tiếp tục thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của nhân viên y tế và dùng thuốc theo chỉ định. Hai tuần sau, bà có thể đi lại như bình thường mà không cần dùng dụng cụ hỗ trợ.

Bà Christina Phypers tự tin nâng gối khi tái khám với bác sĩ Nguyễn Quang Tôn Quyền, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, sau mổ một tuần. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Bác sĩ Quyền cho biết thoái hóa khớp gối đang ngày một gia tăng không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp gối là do tuổi tác. Tuy nhiên, có một số yếu tố khiến khớp bị thoái hóa ở độ tuổi sớm hơn như thừa cân - béo phì, di truyền, chấn thương và vận động cường độ cao quá nhiều (như ở các vận động viên chuyên nghiệp). Người bị thoái hóa khớp thường sẽ bị đau khi vận động, hạn chế trong sinh hoạt. Khi thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 4, người bệnh nên phẫu thuật thay khớp nhân tạo.

Thay khớp gối nhân tạo có tỷ lệ thành công khoảng 80%. Nhiều người sau khi thay khớp gối không chỉ đi lại bình thường mà có thể chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, có người còn chơi được tennis.

Với Christina, bà rất hào hứng khi nghĩ đến lần tới quay lại Việt Nam có thể đi thăm Đà Nẵng, vịnh Hạ Long và thưởng thức các món đặc sản mà không còn lo đau khớp gối.

"Chi phí phẫu thuật ở Việt Nam thấp hơn các quốc gia lân cận như Thái Lan hay Philippines. Nhưng đó không phải là tất cả. Ở đây có những bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại giúp việc điều trị diễn ra nhanh chóng. Vợ tôi được chăm sóc kỹ lưỡng và phục hồi nhanh không ngờ. Tôi cũng rất thích đồ ăn Việt Nam và những người lạ thân thiện chào hỏi tôi trên đường. Chắc chắn chúng tôi sẽ quay lại Việt Nam và giới thiệu bạn bè sang đây điều trị", ông Phypers chia sẻ.

*Nguồn: Sưu Tầm

zalo

  Đặt lịch hẹn