Các dạng sa sút trí tuệ thường gặp

Các dạng sa sút trí tuệ thường gặp

Các dạng sa sút trí tuệ thường gặp

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Các dạng sa sút trí tuệ thường gặp

Alzheimer, Parkinson, chấn thương não… do quá trình lão hóa, bệnh lý hoặc tai nạn, làm suy giảm trí nhớ, khả năng tự chủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bác sĩ Thân Thị Minh Trung (Bệnh viện Đa khoa TP HCM) cho biết, sa sút trí tuệ có đặc trưng là suy giảm trí nhớ nhưng đây không phải dạng lão hóa thông thường mà là bệnh lý nghiêm trọng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Sa sút trí tuệ khiến người bệnh không thể thực hiện hành vi hoặc tự sinh hoạt. Các biến chứng của bệnh còn có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, nhiễm trùng và có thể dẫn đến tử vong.

Sa sút trí tuệ thường gặp nhất ở người lớn tuổi, với hai dạng là chứng sa sút trí tuệ không thể đảo ngược do nguyên nhân thoái hóa và chứng sa sút trí tuệ không do thoái hóa hệ thần kinh.

Chứng sa sút trí tuệ không thể đảo ngược do nguyên nhân thoái hóa

Chứng sa sút trí tuệ không thể đảo ngược do nguyên nhân thoái hóa còn gọi là chứng sa sút trí tuệ tiến triển, được chia thành nhiều loại, mỗi loại tương ứng với từng nguyên nhân và các triệu chứng cụ thể như sau:

Bệnh Alzheimer: là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Bệnh nhân mắc Alzheimer có các mảng amyloid và các búi sợi tơ thần kinh trong não. Các mảng xơ là những đám protein được gọi là beta-amyloid. Những khối này làm hỏng các tế bào thần kinh khỏe mạnh và các sợi kết nối chúng.

Sa sút trí tuệ mạch máu: là loại sa sút trí tuệ phổ biến thứ hai do tổn thương các mạch cung cấp máu cho não. Các vấn đề về mạch máu có thể gây đột quỵ hoặc làm tổn thương não theo những cách khác, chẳng hạn như làm hỏng các sợi trong chất trắng của não. Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ mạch máu bao gồm khó giải quyết vấn đề, suy nghĩ, tập trung và tổ chức chậm lại. Những điều này có xu hướng dễ nhận thấy hơn là triệu chứng mất trí nhớ.

Sa sút trí tuệ thể Lewy: những khối protein bất thường giống như quả bóng hình thành trong não gây sa sút trí tuệ. Loại sa sút trí tuệ tiến triển này cũng rất phổ biến. Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy của thể Lewy bao gồm mộng du, ảo giác, gặp các vấn đề về khả năng tập trung và chú ý, cử động không phối hợp hoặc chậm chạp, run và cứng đơ.

Sa sút trí tuệ vùng trán: là một nhóm bệnh đặc trưng do sự phân hủy (thoái hóa) của các tế bào thần kinh hoặc do sự kết nối của tế bào thần kinh ở thùy trán và thái dương gây ra. Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sự mất ổn định trong hành vi, tính cách, suy nghĩ, khả năng phán đoán, ngôn ngữ và cử động.

Sa sút trí tuệ hỗn hợp: có nguyên nhân do mắc nhiều loại bệnh cùng lúc ở người cao tuổi như mắc bệnh Alzheimer cùng với sa sút trí tuệ mạch máu.

Bệnh Huntington: đột biến gen khiến một số tế bào thần kinh trong não và tủy sống bị thải loại. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này bao gồm sự suy giảm nghiêm trọng về kỹ năng tư duy (nhận thức), thường xuất hiện ở độ tuổi 30-40 tuổi.

Chấn thương sọ não (TBI): tình trạng này thường do chấn thương đầu lặp đi lặp lại. Tùy thuộc vào phần não bị thương, tình trạng này có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng sa sút trí tuệ như trầm cảm, kích động, mất trí nhớ và suy giảm khả năng nói. Chấn thương sọ não cũng có thể gây ra bệnh parkinson. Các triệu chứng của bệnh có thể không xuất hiện ngay sau chấn thương mà phải đến nhiều năm sau mới bộc phát.

Dịch bệnh Creutzfeldt-Jakob (hay còn gọi là bệnh bò điên): là một dạng rối loạn não hiếm gặp, thường xảy ra ở những người không có các yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ. Bệnh có thể do các protein lây nhiễm được gọi là prion bị lắng đọng nhưng cũng có thể do di truyền. Việc ghép giác mạc của người mắc Creutzfeldt-Jakob sang người khỏe mạnh có thể làm lây truyền bệnh này.

Bệnh Parkinson: nhiều người bị bệnh Parkinson cuối cùng phát triển các triệu chứng sa sút trí tuệ (bệnh Parkinson sa sút trí tuệ).

Bệnh Alzheimer thường gặp ở người lớn tuổi là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng sa sút trí tuệ. Ảnh: Shutterstock

Chứng sa sút trí tuệ không do thoái hóa hệ thần kinh

Một số nguyên nhân của chứng sa sút trí tuệ có thể đảo ngược kèm các triệu chứng tương ứng bao gồm:

Nhiễm trùng và rối loạn miễn dịch: các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ có thể do sốt hoặc các tác dụng phụ khác của cơ thể để chống lại nhiễm trùng. Bệnh đa xơ cứng và các tình trạng khác do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào thần kinh cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ.

Các vấn đề về trao đổi chất và bất thường nội tiết: những người có vấn đề về tuyến giáp, lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), quá ít hoặc quá nhiều natri hoặc canxi, các vấn đề trong việc hấp thụ vitamin B12 có thể phát triển các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ hoặc các thay đổi tính cách khác.

Thiếu hụt dinh dưỡng: tình trạng mất nước; thiếu hụt vitamin B1, B6, B12, vitamin E, đồng trong chế độ ăn uống có thể gây ra các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ.

Tác dụng phụ của thuốc: phản ứng với thuốc hoặc tương tác của một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng giống như sa sút trí tuệ.

Máu tụ dưới màng cứng: chảy máu giữa bề mặt não và lớp phủ trên não, thường gặp ở người cao tuổi sau khi bị ngã, có thể gây ra các triệu chứng tương tự như các triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ.

Nhiễm độc: tiếp xúc với các kim loại nặng như chì, thuốc trừ sâu, uống rượu nặng, dùng chất kích thích có thể dẫn đến các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ.

U não: khối u não có thể gây tổn thương các thần kinh dẫn đến sa sút trí tuệ.

Thiếu oxy: khi các mô cơ quan không nhận đủ oxy như mắc chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng, hen suyễn, đau tim, ngộ độc khí carbon monoxide... có thể dẫn đến sa sút trí tuệ.

Não úng thủy bình thường: tình trạng này là do các tâm thất trong não mở rộng, có thể gây ra các vấn đề về đi lại, khó tiểu và sa sút trí tuệ.

"Sa sút trí tuệ không nên được xem là một dạng suy giảm trí nhớ thông thường, người dân nên đi thăm khám, tầm soát để sớm phát hiện bệnh và quản lý các triệu chứng, điều trị các bệnh là nguyên gây sa sút trí tuệ", bác sĩ Trung nói thêm.

*Nguồn: Sưu Tầm

zalo

  Đặt lịch hẹn