cách phát hiện và phòng ngừa tăng đường huyết

cách phát hiện và phòng ngừa tăng đường huyết

cách phát hiện và phòng ngừa tăng đường huyết

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
cách phát hiện và phòng ngừa tăng đường huyết

Ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể phòng ngừa tăng đường huyết với các dấu hiệu như đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, tăng khát nước, mờ mắt.

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán tiểu đường khi lượng đường trong máu bất thường thông qua mức A1C (đường huyết trung bình trong 3 tháng). Mức A1C dưới 5,7% là bình thường; 5,7-6,4% là tiền tiểu đường và trên 6,5% là bệnh tiểu đường. Người có mức A1C trên 6,5% từ hai lần trở lên được chẩn đoán đã mắc tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói cũng được dùng để chẩn đoán tiểu đường. Đường huyết dưới 100 mg/dL là bình thường, 100-125 mg/dL là tiền tiểu đường, trên 125 mg/dL là tiểu đường. Mức đường huyết lúc đói trên 125 mg/dL hai lần trở lên cảnh báo bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu tăng đường huyết

Khi chưa làm đo đường huyết hoặc làm xét nghiệm, bạn có thể nhận biết lượng đường trong máu tăng cao dựa vào một số triệu chứng. Đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi và giảm cân đột ngột có thể cảnh báo tăng đường huyết. Một số người bệnh có thể bị đói thường xuyên, khó chịu và cáu gắt, vết thương không lành, cơn khát tăng dần, nhiễm trùng thường xuyên (nhiễm trùng ở nướu, trên da hoặc trong âm đạo). Ceton trong nước tiểu (ceton xuất hiện khi không đủ insulin), mờ mắt, đau đầu thường xuyên cũng có thể do lượng đường trong máu tăng.

Những triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị. Lượng đường trong máu quá cao có thể dẫn đến nhiễm toan ceton gây hôn mê, đe dọa tính mạng. Trong quá trình nhiễm toan ceton, cơ thể sẽ phân hủy một lượng lớn chất béo và ceton được bài tiết qua nước tiểu. Khi có quá nhiều ceton, cơ thể không thể theo kịp quá trình bài tiết này, khiến ceton tích tụ trong máu. Các dấu hiệu nhiễm toan ceton do đường trong máu cao có thể gồm khô miệng, hơi thở có mùi, buồn nôn và nôn, khó thở.

Một biến chứng khác có thể xảy ra do đường huyết cao (600 mg/dL hoặc cao hơn) là hội chứng tăng thẩm thấu tăng đường huyết. Lúc này, cơ thể không sử dụng hết glucose mà chuyển vào nước tiểu, gây mất nước nghiêm trọng, có thể dẫn đến hôn mê, đe dọa tính mạng. Đường huyết cao liên tục cũng gây ra một số biến chứng khác như đột quỵ và bệnh tim, các vấn đề về thị lực (bệnh võng mạc) và tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh).

Nguy cơ đường huyết cao ở người tiểu đường có thể do ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh, không tập thể dục thường xuyên, ăn uống mất kiểm soát, thường xuyên căng thẳng... Người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường, mắc viêm tụy, ung thư tuyến tụy, hội chứng buồng trứng đa nang, căng thẳng quá mức... cũng có khả năng gặp tình trạng này. Người không mắc bệnh tiểu đường có thể cũng bị tăng đường huyết, thường là tạm thời. Lượng đường trong máu có thể tăng sau khi ăn một bữa lớn hoặc do tập luyện cường độ cao.

Người tiểu đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh đường máu tăng cao. Ảnh: Freepik

Điều trị và phòng ngừa

Thuốc tiểu đường giúp giảm lượng đường trong máu. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng góp phần kiểm soát và giữ đường huyết ổn định. Mọi người không nên cắt giảm tất cả carb hoặc tránh thực phẩm có đường để ngăn đường trong máu tăng. Giá trị của carb khác nhau tùy theo mức độ phức tạp và đường trong thực phẩm khác với đường trong máu.

Những thực phẩm có thể làm đường huyết tăng đột biến như: bánh mỳ trắng, gạo trắng, thức ăn đóng gói và chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, nước trái cây đóng hộp, thực phẩm giàu chất béo bão hòa (xúc xích, thịt nguội)... Người bệnh cần tránh thực phẩm có thể làm tăng cholesterol như gan, thịt đỏ và sữa nguyên béo. Chế độ ăn cá hai lần một tuần, tập trung vào chất béo thực vật và thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn Địa Trung Hải, ăn kiêng DASH, ăn chay... góp phần kiểm soát đường huyết. Người bệnh nên kiểm tra đường huyết thường xuyên để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Dư thừa dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tăng đường huyết và bệnh gan nhiễm mỡ ở cả mẹ và thai nhi. Cắt giảm kích thước khẩu phần ăn phù hợp là một gợi ý. Tập thể dục thường xuyên là cách làm tốt để loại bỏ lượng đường trong máu cao và làm giảm mức A1C. Cơ thể sử dụng glucose làm nguồn năng lượng chính nên tập thể dục giúp lượng đường trong máu giảm. Kiểm tra đường huyết để đảm bảo an toàn trước và sau khi tập thể dục. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống và tập luyện dựa trên mục tiêu và sức khỏe tổng thể.

*Nguồn: Sưu Tầm

zalo

  Đặt lịch hẹn