Cần làm gì khi phát hiện ung thư?

Cần làm gì khi phát hiện ung thư?

Cần làm gì khi phát hiện ung thư?

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Cần làm gì khi phát hiện ung thư?

Bạn nên ăn uống lành mạnh, chia sẻ với người thân, bệnh nhân ung thư khác để tìm kiếm sự giúp đỡ, duy trì cảm xúc tích cực.

Bạn có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi bác sĩ chẩn đoán ung thư. Bạn tự hỏi nên làm thế nào trong những ngày sắp tới. Theo các bác sĩ, người bệnh ung thư nên biết những gì sẽ xảy ra và có thể lập kế hoạch để khoảng thời gian căng thẳng này trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là những gợi ý để bạn đối phó với bệnh ung thư.

Tìm hiểu về căn bệnh ung thư

Bạn nên tìm kiếm nhiều thông tin hữu ích về ung thư và cách chăm sóc sức khỏe, viết ra các câu hỏi và mối quan tâm như:

- Tôi bị ung thư loại nào?

- Ung thư ở cơ quan nào?

- Ung thư có lây lan không?

- Bệnh ung thư của tôi có thể điều trị được không?

- Cơ hội chữa khỏi ung thư của tôi là bao nhiêu phần trăm?

- Tôi cần làm xét nghiệm hoặc thủ tục nào khác?

- Các lựa chọn điều trị của tôi là gì?

- Điều trị sẽ có lợi cho tôi như thế nào?

- Tôi có thể mong đợi điều gì trong quá trình điều trị?

- Các tác dụng phụ của việc điều trị là gì?

- Khi nào tôi nên gọi cho bác sĩ?

- Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa ung thư tái phát?

- Con tôi hoặc các thành viên khác trong gia đình tôi có khả năng mắc bệnh ung thư thế nào?

Bạn có thể đưa một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đến buổi hẹn khám đầu tiên để giúp bạn ghi nhớ những điều bác sĩ chia sẻ.

Dự đoán những thay đổi thể chất

Sau khi chẩn đoán ung thư và trước khi bạn bắt đầu điều trị là thời điểm phù hợp để bạn lập kế hoạch. Bạn nên chuẩn bị tinh thần ngay bây giờ để đối phó với bệnh tật tốt hơn. Người bệnh có thể hỏi bác sĩ về những thay đổi trong thời gian điều trị như chán ăn, sụt cân, rụng tóc...

Các thành viên của các nhóm hỗ trợ ung thư có thể hữu ích. Họ có thể chia sẻ các mẹo đã giúp họ và những người khác. Bạn cũng nên xem xét việc điều trị sẽ ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động thường ngày. Bạn phải thường xuyên đến bệnh viện thăm khám và điều trị nên có thể gián đoạn công việc và có thể cần thu xếp công việc cho ổn thỏa.

Chia sẻ với người thân, bạn bè

Bạn nên chia sẻ với những người thân, bạn bè, bác sĩ sau khi được chẩn đoán ung thư. Vì một số người có thể cảm thấy bị cô lập, căng thẳng, trầm cảm. Cố gắng duy trì cảm xúc tích cực trong thời gian này rất cần thiết.

Gia đình có thể giúp bạn làm việc vặt, đưa đón, chuẩn bị bữa ăn và làm việc nhà. Bạn nên học cách chấp nhận sự giúp đỡ. Một thành viên trong gia đình mắc ung thư ảnh hưởng cả nhà và gây thêm căng thẳng, đặc biệt là đối với người chăm sóc chính. Chấp nhận giúp đỡ từ hàng xóm hoặc bạn bè có thể giúp bạn và người chăm sóc tránh bị kiệt sức.

Đôi khi bạn sẽ cảm thấy như thể những người chưa trải qua chẩn đoán ung thư không thể hiểu hết cảm giác của bạn. Nói chuyện với những người bị ung thư khác giúp bạn tìm được sự đồng cảm. Những người điều trị ung thư thành công có thể chia sẻ kinh nghiệm hữu ích cho bạn.

Sự giúp đỡ, động viên từ người thân, bác sĩ giúp bệnh nhân ung thư cảm thấy bình tâm hơn. Ảnh: Freepik

Chuẩn bị tài chính

Nhiều gánh nặng tài chính phát sinh do bạn phát hiện mắc bệnh ung thư. Việc điều trị của bạn có thể cần thời gian dài và ảnh hưởng đến công việc, thu nhập. Các chi phí thuốc men, thiết bị y tế, đi lại trong quá trình điều trị cũng tiêu tốn chi phí.

Nhiều phòng khám và bệnh viện lưu giữ danh sách các nguồn lực để hỗ trợ bệnh nhân về tài chính trong và sau khi điều trị ung thư. Bạn có thể chia sẻ với họ để tìm kiếm sự giúp đỡ.

- Tôi sẽ phải mất thời gian làm việc bao lâu?

- Bạn bè và gia đình của tôi có cần phải nghỉ làm để ở bên tôi không?

- Bảo hiểm của tôi có thanh toán cho những phương pháp điều trị này không?

- Bảo hiểm của tôi sẽ chi trả chi phí thuốc men không?

- Chi phí tự trả của tôi sẽ là bao nhiêu?

- Nếu bảo hiểm không chi trả cho chi phí điều trị ung thư, có chương trình hỗ trợ nào có thể giúp không?

- Tôi có đủ điều kiện nhận trợ cấp không?

- Chẩn đoán ung thư ảnh hưởng đến bảo hiểm nhân thọ của tôi thế nào?

Tránh kỳ thị

Một số kỳ thị cũ liên quan đến ung thư vẫn tồn tại như ung thư có lây không. Đồng nghiệp có thể nghi ngờ bạn có đủ sức khỏe để thực hiện công việc hay không. Ngay cả khi ung thư đáng sợ nhưng bạn bè, đồng nghiệp của bạn cũng không nên sợ hãi khi ở gần bạn.

Duy trì lối sống lành mạnh

Điều này có thể đem đến cho bạn nguồn năng lượng tốt hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh với đa dạng thức phẩm, đủ chất và nghỉ ngơi đầy đủ giúp bạn kiểm soát căng thẳng và mệt mỏi khi điều trị ung thư. Tập thể dục và tham gia các hoạt động thú vị cũng có thể hữu ích. Những người duy trì một số bài tập thể dục trong thời gian điều trị không chỉ tuân thủ điều trị tốt hơn mà còn có thể sống lâu hơn.

Ăn uống đủ chất giúp bạn có năng lượng, đáp ứng tốt hơn trong quá trình điều trị. Ảnh: Freepik

Cách đối phó với ung thư

Cũng giống như việc điều trị ung thư của mỗi người được cá nhân hóa, chiến lược đối phó cũng vậy. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

- Thư giãn thường xuyên

- Chia sẻ cảm xúc của bạn một cách trung thực với gia đình, bạn bè, một cố vấn tinh thần hoặc một nhà tư vấn.

- Viết nhật ký để giúp sắp xếp suy nghĩ của bạn.

- Khi đối mặt với một quyết định khó khăn, hãy liệt kê những ưu và nhược điểm cho mỗi lựa chọn.

- Tìm một nguồn hỗ trợ tinh thần.

- Dành thời gian để ở một mình.

- Hãy tiếp tục tham gia vào công việc và các hoạt động giải trí nhiều nhất có thể.

- Điều gì đã an ủi bạn trong thời gian khó khăn trước khi chẩn đoán ung thư có khả năng giúp bạn giảm bớt lo lắng lúc này. Bạn nên giữ cảm xúc tích cực để đối phó với ung thư tốt hơn.

*Nguồn: Sưu Tầm

zalo

  Đặt lịch hẹn