Cứu bệnh nhân suy tim bị thoái hóa cột sống nặng

Cứu bệnh nhân suy tim bị thoái hóa cột sống nặng

Cứu bệnh nhân suy tim bị thoái hóa cột sống nặng

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Cứu bệnh nhân suy tim bị thoái hóa cột sống nặng

Bệnh nhân cao tuổi được phẫu thuật thành công hai vị trí phức tạp trên cột sống, sau khi nhiều bệnh viện từ chối mổ do tiên lượng tử vong 70%.

Ông Hoàng Hữu Khải, 79 tuổi, ở Đồng Nai, đến Trung tâm Chấn thương chỉnh hình BVĐK Tâm Anh, khám hồi tháng 7 với niềm hy vọng mong manh là được phẫu thuật cột sống của mình. Trước đó, ông rơi vào suy sụp, mất niềm tin khi bị nhiều trung tâm y tế từ chối phẫu thuật do tình trạng bệnh lý nền nguy hiểm. Ông Khải bị cao huyết áp, tiểu đường dẫn đến suy thận mạn tính, đồng thời suy tim nặng, từng đặt stent. Nay căn bệnh thoái hóa cột sống đã dẫn tới thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép dây thần kinh, hẹp ống sống cổ nặng dẫn đến tê yếu hai tay; hẹp ống sống thắt lưng gây tê hai chân và di chuyển rất khó khăn.

Bị những cơn đau nặng trên cột sống cùng tình trạng tê tứ chi hành hạ, ông từng đến khám và nhập viện ở một bệnh viện lớn tại TP HCM. Tuy nhiên, sau khi chụp MRI, xét nghiệm và chờ đợi 2 tuần, bệnh viện này thông báo là ca mổ của ông phải hoãn lại vì nguy cơ tử vong 70%, chỉ còn 30% hy vọng sống.

"Chúng tôi đã phẫu thuật thành công rất nhiều trường hợp bệnh lý tương tự. Tuy nhiên ông Khải là trường hợp đặc biệt, do tuổi đã cao lại có nhiều bệnh lý nội khoa nặng. Nguy hiểm nhất cho phẫu thuật là tình trạng suy tim nặng", Bác sĩ CKI Trần Xuân Anh, Trưởng khoa Thần kinh cột sống, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình BVĐK Tâm Anh, cho hay khi tiếp nhận bệnh nhân.

 

Ông Hoàng Hữu Khải phải chịu đựng cơn đau dữ dội do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Hội chẩn liên khoa Chấn thương chỉnh hình, Tim mạch và Gây mê hồi sức của BVĐK Tâm Anh, các bác sĩ đã cân nhắc và lên kế hoạch phẫu thuật cho ông Khải. Theo Thạc sĩ Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh, người bệnh từng bị nhồi máu cơ tim, đã đặt stent mạch vành. Hiện tại chức năng tim chỉ còn khoảng 30%. Do đã đặt stent mạch vành nên người bệnh đang sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu, để ngăn tụ huyết khối trong stent. Khi phẫu thuật, nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc này rất dễ chảy máu. Trong khi đó, nếu phẫu thuật thần kinh cột sống mà có biến chứng chảy máu xảy ra trong hoặc sau mổ, người bệnh có thể bị liệt hoặc xuất hiện nhiều di chứng nặng nề về sau.

Các bác sĩ quyết định sẽ ngưng thuốc kết tập tiểu cầu của người bệnh trong một thời gian ngắn để chuẩn bị cho ca mổ. Bác sĩ tim mạch sẽ theo sát tình trạng bệnh mạch vành của người bệnh trong suốt quá trình trước và sau mổ, cho dùng lại thuốc khi phù hợp.

Thách thức tiếp đến nằm ở việc gây mê hồi sức. Thông thường, các thuốc gây mê sẽ ảnh hưởng đến sức co bóp cơ tim, làm giãn mạch nên nguy cơ tụt huyết áp rất cao, đặc biệt là ở người bệnh suy tim. BS.CKII Lưu Kính Khương, Trưởng khoa Gây mê hồi sức cho biết: "Để tránh tình trạng tụt huyết áp trong quá trình gây mê, phẫu thuật, trước khi khởi mê, chúng tôi phải chuẩn bị sẵn những phương tiện để hồi sức cho người bệnh. Đồng thời, đặt một đường truyền tĩnh mạch trung tâm và đường truyền động mạch để đo huyết áp động mạch xâm lấn".

Ekip mổ cho bệnh nhân với sự tham gia của các bác sĩ từ 3 chuyên khoa. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Hai phẫu thuật riêng biệt trên hai vị trí đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng cần được xử lý liên tiếp và nhanh, gọn để tiết kiệm thời gian, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch. Phẫu thuật đầu tiên là đặt đĩa đệm nhân tạo điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Bác sĩ Xuân Anh nói, đối với những ca phẫu thuật tương tự có thể kéo dài đến 2 giờ, tuy nhiên với thể trạng của bác Khải, ekip mổ bắt buộc phải rút ngắn thời gian thực hiện khoảng 1 giờ để giải phóng đĩa đệm cột sống cổ chèn ép tủy, đặt đĩa đệm nhân tạo và bắt nẹp vít.

Phẫu thuật thứ hai sau đó là bắt vít vào cột sống thắt lưng, thay đĩa đệm trong ống thần kinh là một thách thức mới. Chức năng tim và thận của bệnh nhân đã giảm, phải đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm để truyền thuốc trợ tim. May mắn, mọi công đoạn đã hoàn thành trong một giờ với sự giám sát đặc biệt của bác sĩ Lưu Kính Khương.

Bác sĩ Xuân Anh (trái) hỗ trợ người bệnh đi lại sau phẫu thuật. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

 

Hai ngày sau phẫu thuật, ông Khải được chăm sóc tại phòng hồi sức. Khi tình trạng hậu phẫu đã ổn định, người bệnh được cho sử dụng lại thuốc kết tập tiểu cầu. Ông Khai vui mừng khi những cơn đau buốt tay và chân giảm rõ rệt, vết mổ cũng không ảnh hưởng nhiều, có thể đi lại nhẹ nhàng.

"Hơn ai hết, tôi hiểu rõ bệnh tình nguy cấp của mình và rất hài lòng với kết quả ca mổ. Cơ thể tôi giờ đây đã bình phục, hết đau nhức", bệnh nhân chia sẻ trước ngày xuất viện, 3 tuần sau phẫu thuật.

Bác sĩ Trần Xuân Anh khuyến cáo, các ca phẫu thuật cột sống luôn là những cuộc đại phẫu thuật đòi hỏi phẫu thuật viên chuyên môn cao có nhiều kinh nghiệm, đồng thời đòi hỏi những phòng mổ đầy đủ trang thiết bị hiện đại để theo dõi trước, trong và sau mổ. Do đó, những người có bệnh lý nền phức tạp nên lựa chọn các bệnh viện đa chuyên khoa để các bác sĩ giỏi phối hợp đồng thời quản lý chặt chẽ các bệnh lý nền trong suốt quá trình phẫu thuật, đảm bảo hạn chế tối đa biến chứng rủi ro nguy hiểm đến tính mạng.

*Nguồn: Sưu Tầm

zalo

  Đặt lịch hẹn