Đau đầu do mưa đầu mùa

Đau đầu do mưa đầu mùa

Đau đầu do mưa đầu mùa

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Đau đầu do mưa đầu mùa

Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường, nắng nóng chuyển sang mưa có thể kích hoạt cơn đau đầu, đau nửa đầu ở nhiều người.

Những ngày gần đây, miền Nam bắt đầu có mưa xen kẽ giữa những ngày nắng nóng, giúp không khí mát mẻ, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, thời tiết thay đổi nắng - mưa, nóng - lạnh thất thường khi chuyển mùa khiến không ít người bị đau nhức đầu âm ỉ, khó chịu.

Theo BS.CKI Phạm Mạnh Hoàn (Trưởng phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM), đau đầu lúc chuyển mùa thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, ánh sáng... Các tác nhân này tác động khiến mạch máu trong não co giãn bất thường, đồng thời làm tăng phản ứng viêm, từ đó khởi phát cơn đau đầu.

Nghiên cứu đăng trên NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ) năm 2015 cho thấy, áp suất khí quyển giảm nhẹ (thường xảy ra trước khi trời mưa) cũng làm gia tăng số người bị đau nửa đầu. Nghiên cứu của Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess (Mỹ) với hơn 7.000 bệnh nhân bị đau đầu cho thấy, các cơn đau đầu có thể do ảnh hưởng của thay đổi thời tiết.

Cơn đau đầu, đau nửa đầu khi thời tiết thay đổi có thể âm ỉ, tê buốt hoặc đau dồn dập, dữ dội, lan xuống hốc mắt, mũi... khiến cơ thể mệt mỏi, choáng váng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, công việc hằng ngày. Tình trạng này có thể xảy ra trước, trong và sau khi thời tiết thay đổi đột ngột (đang nắng chuyển mưa bất chợt) hoặc khi người bệnh từ ngoài trời nắng vào phòng máy lạnh, tắm nước có nhiệt độ quá chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài...

Trời mưa có thể khiến một số người bị đau đầu. Ảnh freepik

Ngoài thay đổi thời tiết, thói quen thức khuya, căng thẳng, cơ thể thiếu nước do đổ nhiều mồ hôi khi trời oi bức, sử dụng các loại đồ uống ướp lạnh khi vừa đi ngoài trời nắng vào... cũng khiến nhiều người bị đau đầu, mệt mỏi, viêm họng lúc giao mùa.

Dưới tác động của các yếu tố căng thẳng và thay đổi thời tiết, người bị đau đầu thường khó đi vào mất ngủ, ngủ không sâu giấc, theo thời gian càng khiến tình trạng đau đầu thêm trầm trọng.

Phòng ngừa và cải thiện đau đầu khi chuyển mùa

Theo bác sĩ Hoàn, nếu bị đau đầu lúc giao mùa, người bệnh nên nằm nghỉ trong phòng thoáng khí, chườm lạnh lên đầu và phía sau cổ khoảng 5-10 phút một lần, trung bình 4-5 lần trong ngày để làm dịu cơn đau. Người bệnh thể dùng thuốc giảm đau đầu không kê đơn như paracetamol, ibuprofen để cắt cơn đau tạm thời, tuy nhiên không nên lạm dụng.

Để hạn chế cơn đau tái phát, mỗi người nên có biện pháp tránh các yếu tố kích hoạt cơn đau như: giữ cơ thể và chân tay không bị ướt, lạnh trong những ngày mưa; hạn chế ra ngoài mỗi lúc trời nắng nóng; tránh stress; tập luyện các môn thể thao như đi bộ, thiền, yoga, bơi lội... Các hoạt động thể chất có thể cải thiện thể chất và giảm tần suất tái phát cơn đau.

Người bệnh cần uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, nhất là trong những ngày nóng bức. Bởi thiếu nước có thể khiến cơ thể mệt mỏi, choáng váng, dẫn tới đau ở vùng đầu. Ngủ đủ giấc (trung bình 7-8 tiếng một ngày) và đúng giờ (đi ngủ cùng một khoảng thời gian mỗi đêm) cũng giúp nâng cao năng lượng vào buổi sáng, giảm mệt mỏi, nhức đầu và căng thẳng hiệu quả.

Tinh chất trong việt quất góp phần giảm đau đầu do thay đổi thời tiết. Ảnh: Freepik

Ăn đủ bữa, đủ chất, tăng cường thực phẩm giàu vitamin B và magie như chuối, bơ, rau có màu xanh đậm, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt... có thể góp phần giảm các thụ thể đau và ngăn thu hẹp các mạch máu trong não, hỗ trợ cải thiện đau đầu do thời tiết. Song song đó, người thường xuyên bị đau đầu có thể bổ sung các tinh chất chống gốc tự do như blueberry (việt quất) và ginkgo biloba. Đây là bộ đôi dưỡng chất có khả năng vượt qua hàng rào máu não, góp phần trung hòa gốc tự do để tăng cường máu lên não, nhờ đó cải thiện đau đầu, đau nửa đầu.

Trường hợp cơn đau đầu không thuyên giảm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được thăm khám.

Nguồn: Sưu tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn