Hẹp ống sống có cần phẫu thuật?

Hẹp ống sống có cần phẫu thuật?

Hẹp ống sống có cần phẫu thuật?

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Hẹp ống sống có cần phẫu thuật?

Phương pháp điều trị hẹp ống sống phụ thuộc vào mức độ và biểu hiện bệnh, nguyên nhân cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Ống sống là phần khoang rỗng được tạo thành bởi các đốt sống xếp lên nhau tạo thành một đường ống nhỏ, có vai trò bảo vệ tủy sống và rễ thần kinh. Khi một người gặp phải tình trạng hẹp ống sống, không gian bên trong ống sống sẽ bị thu hẹp, gây áp lực lên các rễ thần kinh và tủy sống đi qua cột sống.

BS.CKI Kim Thành Tri, khoa Thần kinh Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, các triệu chứng của hẹp ống sống rất đa dạng và khác nhau theo từng người tùy thuộc vào tình trạng bệnh, vị trí bị hẹp, dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Nếu bị hẹp ống sống thắt lưng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau lưng dưới, đau thần kinh tọa, cơn đau có xu hướng nặng hơn khi đứng trong thời gian dài, đi bộ hoặc đi xuống dốc; cảm giác nặng nề và chuột rút chân; tê ngứa ở mông, chân hoặc bàn chân; mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện... Đối với tình trạng hẹp ống sống cổ, người bệnh sẽ có biểu hiện như đau nhức cổ; tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân; yếu hoặc vụng về ở tứ chi, giảm khả năng cân bằng...

Bác sĩ Thành Tri (trái) trong một ca phẫu thuật điều trị bệnh lý tại cột sống. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Trong trường hợp hẹp ống sống nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật giải nén thắt lưng. Phương pháp này giúp cải thiện tích cực các triệu chứng tê, ngứa và yếu cơ. Phẫu thuật giải nén thắt lưng có khả năng bảo vệ nguyên vẹn cấu trúc xương và ít gây gián đoạn cơ học của cột sống, từ đó giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Người bệnh không cần phải nằm viện lâu mà có thể về nhà chỉ vài giờ sau khi làm thủ thuật và bắt đầu đi bộ và/hoặc tập luyện vật lý trị liệu ngay sau đó.

Những trường hợp hẹp ống sống nhẹ hơn, người bệnh có thể thử các biện pháp dưới đây để giảm triệu chứng như:

Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Tác động nhiệt khi chườm nóng làm tăng lưu lượng máu, thư giãn cơ và giảm đau nhức hiệu quả. Trong khi đó, chườm đá có thể làm giảm sưng, đau và viêm. Người bệnh nên thực hiện chườm đá 20 phút/lần, nghỉ 20 phút và thực hiện lại.

Tập thể dục: Tập luyện rất hữu ích trong việc giảm đau, tăng cường cơ bắp để hỗ trợ cột sống, cải thiện sự linh hoạt và khả năng cân bằng. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với các chuyên gia để được hướng dẫn bài tập phù hợp, tránh làm cho tổn thương nặng hơn.

\

Rèn luyện cơ thể với những bài tập phù hợp và vừa sức giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của hẹp ống sống. Ảnh: Freepik

Dùng thuốc: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm viêm và giảm đau do hẹp ống sống. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc theo toa có đặc tính giảm đau, giãn cơ... Người bệnh cần lưu ý dùng thuốc theo đúng chỉ định để tránh ảnh hưởng đến việc điều trị về sau.

Tiêm steroid: Tiêm corticosteroid vào khoảng trống trong cột sống, nơi các rễ thần kinh đang bị chèn ép hoặc nơi các vùng xương bị mòn cọ xát với nhau, có thể giúp giảm viêm, đau và kích ứng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được tiêm khoảng 3 - 4 lần/năm vì corticosteroid có thể làm suy yếu xương và các mô lân cận.

Bác sĩ Thành Tri khuyến cáo, một số người bệnh hẹp ống sống có thể sẽ không có những biểu hiện rõ nét ở giai đoạn đầu nhưng các dấu hiệu bệnh sẽ phát triển nặng dần theo thời gian. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vĩnh viễn như: yếu chi, mất khả năng thăng bằng, rối loạn cơ vòng gây tiêu tiểu không kiểm soát, bại liệt. Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo hẹp ống sống.

Nguồn: Sưu Tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn