Lao xương khớp nguy hiểm nhưng khó phát hiện

Lao xương khớp nguy hiểm nhưng khó phát hiện

Lao xương khớp nguy hiểm nhưng khó phát hiện

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Lao xương khớp nguy hiểm nhưng khó phát hiện

Lao xương khớp là bệnh phát triển âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt, tử vong.

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể theo máu lây lan đến các hạch bạch huyết và hệ cơ xương khớp, gây ra bệnh lao xương khớp. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ khớp và màng bao gân nào trên cơ thể, nhưng thường gặp ở những khớp chịu trọng lực lớn như khớp hángkhớp gối và cột sống.

TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cho biết, lao xương khớp là một bệnh lý phát triển âm thầm, dễ nhầm lẫn với những bệnh khác như viêm khớp dạng thấp, viêm màng bao khớp mạn tính... Là một bệnh lý nhiễm trùng nhưng lao xương khớp không gây sốt, không gây đau, chỉ thỉnh thoảng xuất hiện những cơn ớn lạnh về chiều. Khớp, màng gân bị bệnh sẽ sưng lên nhưng không ảnh hưởng đến khả năng vận động và xẹp xuống khi người bệnh dùng thuốc, sau một thời gian lại sưng lên.

Tình trạng sưng lên và xẹp xuống lặp lại nhiều lần, làm người bệnh chán nản, từ bỏ việc điều trị, tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng. Lúc này, sẽ xuất hiện các triệu chứng và biến chứng như chảy dịch; đau, viêm, cứng khớp bị ảnh hưởng; khó đi lại, yếu cơ; dị tật xương hoặc cột sống; áp xe hậu môn; sưng mô mềm; rối loạn thần kinh‌, viêm màng não do lao; liệt... thậm chí là tử vong.

Vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis theo máu lây lan đến các hạch bạch huyết và hệ cơ xương khớp, gây ra bệnh lao xương khớp Ảnh: Shutterstock

Ở giai đoạn đầu, lao xương khớp không có triệu chứng rõ rệt. Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm công thức máu tìm vi khuẩn lao hoặc đo tốc độ máu lắng; kiểm tra phản ứng viêm CRP; kiểm tra tình trạng nhiễm trùng của dịch màng phổi, dịch não hoặc dịch khớp; kiểm tra mức độ dị dạng xương thông qua hình ảnh X-quang, CT hoặc MRI; sinh thiết tìm tổn thương nang lao...

Sau khi xác định người bệnh đã mắc lao xương khớp, nếu bệnh chưa phát triển nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc xâm nhập vào dịch não tủy, tấn công vi khuẩn lao. Quá trình điều trị lao xương khớp có thể kéo dài từ một năm đến 18 tháng. Thông thường, bệnh có thể được kiểm soát tốt nếu loại bỏ hết tất cả tổn thương và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc lao xương khớp phát triển đến giai đoạn cuối, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Lúc này, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô xương viêm, các ổ bã đậu làm cứng khớp... Nếu lao xương khớp sinh mủ, bác sĩ rạch tháo mủ khớp và chỉ định dùng kháng sinh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được tầm soát lao phổi. Nếu tình trạng lao phổi nghiêm trọng sẽ phải điều trị lao phổi trước khi điều trị lao xương khớp.

Tiến sĩ Nam Anh (giữa) trong một ca phẫu thuật. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Tiến sĩ Nam Anh khuyến cáo, một người có thể mắc đồng thời lao xương khớp và lao phổi. Do đó, dù lao xương khớp không phải là bệnh truyền nhiễm, một người khỏe mạnh có thể mắc phải căn bệnh này vì bị lây nhiễm vi khuẩn lao phổi qua đường hô hấp, và bệnh lao phổi có nguy cơ phát triển lao xương khớp. Ngoài ra, lao xương khớp còn có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám nếu có các triệu chứng như sưng khớp lặp đi lặp lại nhiều lần, ớn lạnh về chiều, mệt mỏi... Việc phát hiện kịp thời giúp quá trình điều trị lao xương khớp diễn ra hiệu quả hơn và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Sưu tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn