Chất đạm (protein)
Hơn một nửa cấu trúc xương có thành phần từ protein. Khi bạn bị gãy xương, cơ thể cần bổ sung đủ protein để tái tạo xương mới. Protein cũng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi, một chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp xương khỏe mạnh.
Thực phẩm giàu chất đạm bao gồm: Thịt, cá, sữa, phô mai, phô mai tươi, sữa chua, quả có hạt, các loại hạt, đậu, các sản phẩm từ đậu nành và ngũ cốc tăng cường.
Canxi
Canxi giúp xương chắc khỏe, vì vậy bổ sung những thực phẩm và đồ uống giàu khoáng chất này có thể giúp xương gãy mau lành. Ở người trưởng thành, liều lượng bổ sung canxi nên từ 1.000 đến 1.200 mg mỗi ngày. Nếu cần thông tin chính xác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ liệu xem bạn có cần bổ sung canxi hay không và cần bổ sung bao nhiêu.
Các nguồn bổ sung canxi bao gồm: Sữa, sữa chua, phô mai, phô mai tươi, bông cải xanh, củ cải, rau cải thìa, cải xoăn, cải ngọt, đậu nành, đậu, cá ngừ, cá hồi, sữa hạnh nhân và ngũ cốc hoặc nước ép trái cây.
Vitamin D
Đây là loại vitamin cần có trong chế độ ăn uống khi bị gãy xương. Vitamin D giúp máu tiếp nhận và duy trì canxi để xây dựng cấu trúc xương. Vitamin này thường được hấp thụ vào cơ thể khi ánh sáng mặt trời chiếu vào da, vì vậy bạn nên dành một khoảng thời gian ngắn khoảng từ 15 phút mỗi ngày để tắm nắng.
Các nguồn thực phẩm bổ sung vitamin D như một số loại như lòng đỏ trứng và cá béo, một số loại sữa hữu cơ hoặc nước cam. Các loại cá như cá kiếm, cá hồi, dầu cá, cá mòi, gan, sữa hoặc sữa chua tăng cường vi chất... cũng là nguồn bổ sung vitamin D dồi dào. Người lớn nên bổ sung ít nhất 600 IU vitamin D mỗi ngày và liều ít nhất 800 IU với người già trên 70 tuổi.
Vitamin C
Vitamin C giúp cơ thể tạo ra collagen, một loại protein giúp tái tạo phần mềm cho xương, giúp vết gãy xương mau lành. Một số sản phẩm bổ sung vitamin C có thể làm hao hụt khi ủ hoặc chế biến nên hãy lựa chọn các loại trái cây và rau tươi ngon.
Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào bao gồm: Trái cây họ cam quýt, quả kiwi, quả mọng, cà chua, ớt, khoai tây và rau xanh...
Sắt
Cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, có thể khiến xương bị gãy hồi phục chậm hơn. Sắt cũng giúp cơ thể bạn tạo ra collagen để xây dựng lại cấu trúc xương. Dưỡng chất này cũng góp phần trong việc đưa oxy vào xương giúp tăng tốc độ hồi phục.
Các nguồn bổ sung sắt: Thịt đỏ, thịt gà hoặc thịt gà tây sẫm màu, cá có dầu, trứng, trái cây sấy khô, rau lá xanh, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tăng cường.
Kali
Cung cấp đủ kali cho cơ thể qua chế độ ăn uống sẽ phòng ngừa việc hao hụt canxi khi đi tiểu. Bằng cách giữ canxi trong cơ thể, kali cũng hỗ trợ xương gãy mau chóng lành lại.
Có rất nhiều trái cây tươi giàu kali như chuối, nước cam, khoai tây, quả có hạt, các loại hạt, cá, thịt và sữa.
Các thực phẩm nên tránh
Để xương gãy mau lành, bạn hãy tránh một số thực phẩm, đồ uống dưới đây:
Rượu: Đồ uống có cồn có thể làm chậm quá trình lành xương. Uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ té ngã do cơ thể đứng không vững, điều này làm tăng nguy cơ bị thương ở các xương khác.
Muối: Ăn quá nhiều muối có thể khiến bạn mất nhiều canxi hơn khi đi tiểu. Muối có trong một số loại thực phẩm hoặc đồ uống đóng gói/ hộp, vì vậy hãy kiểm tra kỹ thành phần trên nhãn và chỉ nên duy trì khoảng 1 thìa cà phê hoặc 6g mỗi ngày.
Cà phê: Uống quá nhiều caffein (hơn bốn cốc cà phê đặc mỗi ngày) có thể làm chậm quá trình lành xương. Cà phê cũng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, làm tăng khả năng đào thải canxi khỏi cơ thể. Do đó, nên duy trì một lượng cà phê hoặc trà vừa phải.
*Nguồn: Sưu Tầm