Nguyên nhân chính gây đột quỵ ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây đột quỵ ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây đột quỵ ở trẻ em

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Nguyên nhân chính gây đột quỵ ở trẻ em

Đột quỵ ở trẻ em phần lớn là do vỡ dị dạng mạch máu bẩm sinh gây xuất huyết não, với biểu hiện thường gặp là đau đầu, ói, co giật, khó nói.

Một bé gái 8 tuổi ở Phú Thọ vừa bị đột quỵ khiến nhiều phụ huynh quan tâm. TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức (Trưởng khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết đột quỵ thường gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể bị đột quỵ tấn công và bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đối với trẻ em, dị dạng mạch máu não là nguyên nhân thường được nghĩ đến đầu tiên khi đột quỵ não. Trẻ em có thể bị đột quỵ do nhồi máu não hoặc xuất huyết não, trong đó xuất huyết não do dị dạng mạch máu thường là nguyên nhân chính.

Hầu hết trường hợp trẻ bị dị dạng mạch máu não từ khi được sinh ra, nhưng hiếm khi di truyền. Dị dạng mạch máu não có thể không gây ra triệu chứng cho đến vỡ, dẫn đến xuất huyết. Tuy nhiên, bệnh có thể kích thích mô não xung quanh và gây ra các dấu hiệu thường gặp như chóng mặt, đau đầu, co giật mới khởi phát, yếu hoặc liệt cơ, khó khăn khi thực hiện những động tác phối hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể khó nói, tê, ngứa, đau tự phát...

Dị dạng mạch máu não là tình trạng y tế cần can thiệp sớm, nhất khi có nguy cơ gây xuất huyết, đột quỵ. Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường kể trên, nhất là các biểu hiện nghi ngờ đột quỵ như đau đầu, nôn ói bất thường, lơ mơ, không linh hoạt, co giật, yếu tay chân một bên, khó nói..., phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay. Nếu trẻ bị dị dạng mạch máu não, phát hiện sớm lúc chưa vỡ giúp điều trị dễ dàng hơn nhiều lần so với can thiệp lúc đã vỡ. Với trường hợp mạch máu đã bị vỡ và gây xuất huyết, đảm bảo "thời gian vàng" trong cấp cứu đột quỵ sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao cho trẻ.

Trẻ có dấu hiệu đột quỵ cần được cấp cứu sớm để tăng hiệu quả điều trị. Ảnh: Freepik

Bác sĩ Minh Đức chia sẻ thêm, để phát hiện dị dạng mạch máu não, bác sĩ chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp mạch máu cộng hưởng từ (MRA) sọ não. Các kỹ thuật hiện đại này, với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng như máy MRI 3 Tesla, cho phép bác sĩ đánh giá toàn diện các cấu trúc não, các động mạch và tĩnh mạch não, phát hiện được những bất thường nhỏ nhất ở mạch máu.

BS.CKII Thi Văn Gừng (Trưởng Đơn vị Can thiệp mạch, Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả đột quỵ do dị dạng mạch máu não ở trẻ em là can thiệp nội mạch bằng máy chụp mạch máu can thiệp số hóa xóa nền (DSA). Các bác sĩ dùng ống thông luồn từ bẹn theo mạch máu lên tới não, tiếp cận vị trí dị dạng và xử lý. Đây là kỹ thuật ít xâm lấn, điều trị được cho những vùng não sâu mà phẫu thuật không hoặc khó mổ tới. Can thiệp mạch còn giúp giảm rủi ro yếu liệt cho trẻ, bảo tồn được phần lớn các chức năng và không để lại sẹo.

Nguồn: Sưu tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn