Nhận biết dấu hiệu gãy xương kín

Nhận biết dấu hiệu gãy xương kín

Nhận biết dấu hiệu gãy xương kín

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Nhận biết dấu hiệu gãy xương kín

Gãy xương kín có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhận biết sớm các dấu hiệu của tình trạng này để có phương pháp xử trí kịp thời.

Gãy xương kín là tình trạng xương gãy không xuyên qua da. Sự khác biệt này cũng là cơ sở để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị vì khi xương gãy đâm vào da (gãy xương hở) sẽ cần điều trị khẩn cấp và thường phải phẫu thuật để làm sạch vùng gãy.

Các triệu chứng gãy xương kín có thể bao gồm: cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dữ dội tại thời điểm bị thương, khi di chuyển hoặc chạm vào phần cơ thể bị ảnh hưởng, sưng tấy, da mẩn đỏ tại vùng bị thương, khó cử động, di chuyển tại chỗ gãy hoặc vùng lân cận...

Trường hợp gãy xương kín tại cột sống được coi là tình trạng khẩn cấp và cần được đưa ngay tới bệnh viện để điều trị kịp thời. Các biểu hiện có thể bao gồm: cảm giác tê và ngứa ran vùng cột sống, cơ thể trở nên yếu đi, xuất hiện các vấn đề bất thường ở bàng quang hoặc ruột...

Vị trí dễ xảy ra gãy xương kín

Cổ tay: Gãy cổ tay là một trong những loại gãy xương phổ biến nhất cần được điều trị y tế. Thường thì gãy xương cổ tay kín có thể cần bó bột để cố định xương, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể phải phẫu thuật dù vết thương đã liền.

Xương hôngThường gặp ở người cao tuổi, thường là gãy xương kín vì gãy xương hông hở là tình trạng cực kỳ hiếm gặp. Mặc dù là gãy xương kín nhưng gãy xương hông hầu như luôn cần phẫu thuật để điều trị.

Gãy xương kín xảy ra khi người bệnh cảm thấy cơn đau xuất hiện đột ngột, dữ dội, sưng, mẩn đỏ tại vùng bị thường và lân cận. Ảnh: Freepik

Mắt cá chân: Xảy ra khi khớp mắt cá chân bị xoắn nghiêm trọng do chấn thương. Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của chấn thương mới cần đến phẫu thuật.

Cột sống: Cột sống được tạo thành từ các đốt sống xếp chồng lên nhau. Những đốt sống này có thể bị thương nếu xương trở nên mỏng vì loãng xương. Gãy xương do nén cột sống thường gặp nhất ở những người lớn tuổi do cột sống bị nén.

Nguyên nhân

Gãy xương kín có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do chấn thương như ngã, va chạm giao thông hoặc chấn thương thể thao. Tuy nhiên, gãy xương cũng có thể xảy ra do xương chịu áp lực quá nhiều, lặp đi lặp lại quá mức. Một nguyên nhân khác có liên quan tới gãy xương là do sự suy yếu của xương, có liên quan đến các chấn thương được gọi là gãy xương bệnh lý và thường dẫn đến gãy xương kín.

Gãy xương bệnh lý xảy ra thường do nhiễm trùng, khối u hoặc các tình trạng bệnh lý khác có nguy cơ làm suy yếu cấu trúc của xương.

Chẩn đoán

Người nghi bị gãy xương kín cần tới bệnh viện chuyên khoa để khám sức khỏe vùng bị ảnh hưởng và chụp X-quang. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân di chuyển, cử động phần cơ thể bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau để kiểm tra các triệu chứng hoặc dấu hiệu chấn thương. Trong một số trường hợp, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) cũng được đề nghị nhưng ít phổ biến hơn và thường được chỉ định nếu nghi ngờ tổn thương mô mềm.

Điều trị

Gãy xương kín vẫn có thể cần phẫu thuật để điều trị nhưng không quá khẩn cấp, có thể được thực hiện trong vài ngày hoặc vài tuần sau chấn thương. Mặc dù gãy xương kín không xâm nhập vào da nhưng đôi khi vẫn có một số trường hợp gây tổn thương mô mềm nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị không phải lúc nào cũng giống nhau và thường bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các lựa chọn về cách xử trí tốt nhất cho tình trạng gãy xương, có thể bao gồm:

Bó bột: Bó bột thường được sử dụng để điều trị nhiều loại gãy xương, giúp giữ xương thẳng hàng và bảo vệ xương lành.

Cố định bên trong: Được sử dụng để sắp xếp lại xương bị gãy, sau đó bác sĩ sẽ sử dụng các tấm kim loại, ghim, que hoặc vít... để đảm bảo sự ổn định cho xương.

Cố định bên ngoài: Phương pháp điều trị này thường được áp dụng khi chấn thương mô mềm, có thể giữ xương một cách an toàn mà không cần phải phẫu thuật trên mô mềm xung quanh.

*Nguồn: Sưu Tầm

zalo

  Đặt lịch hẹn