Những lưu ý ăn uống sau khi đột quỵ

Những lưu ý ăn uống sau khi đột quỵ

Những lưu ý ăn uống sau khi đột quỵ

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Những lưu ý ăn uống sau khi đột quỵ

Ăn thực phẩm đa dạng, trái cây nhiều màu sắc, tăng kali, giảm đường và muối… là những lưu ý quan trọng với người sau đột quỵ.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM - các hậu quả nghiêm trọng của đột quỵ có thể kể đến như bị tê liệt hoặc yếu cơ thể, khó nuốt, khó cử động, gặp vấn đề thị giác, khó khăn trong giao tiếp, rối loạn cảm xúc, trầm cảm...

Những người vượt qua đột quỵ có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt, sức khỏe. Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học giúp phục hồi, tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ tái phát đột quỵ. Bác sĩ Minh Đức đưa ra các lưu ý cho người bệnh như sau.

Ăn nhiều loại thức ăn mỗi ngày: Người bệnh nên đa dạng các loại thực phẩm bởi một loại không thể cung cấp đầy đủ toàn bộ các chất dinh dưỡng. Mỗi chất đóng vai trò khác nhau đối với sự phục hồi sau đột quỵ. Do đó, tốt nhất bạn nên thay đổi các loại thức ăn và chú ý ăn nhiều hơn.

Ăn ít nhất 5 loại trái cây và rau quả mỗi ngày: Người bị đột quỵ và người chưa gặp tình trạng này nên cố gắng bổ sung 5 loại rau củ quả và trái cây vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Bạn có thể ăn các loại rau sống, rau luộc, canh, uống nước ép trái cây nếu khó nuốt hoặc ăn trái cây tươi.

Chọn thức ăn nhiều màu sắc: Chế độ ăn cầu vồng tốt cho sức khỏe, nhất là với những người vừa bị đột quỵ. Bạn nên kết hợp các loại rau củ, trái cây nhiều màu sắc với nhau bao gồm nhóm thực vật màu đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím... Mỗi nhóm thực phẩm bổ sung từng loại dưỡng chất khác nhau, cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất từ chế độ ăn này.

Các loại rau củ quả nhiều màu sắc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: Freepik

Hạn chế chất béo bão hòa, thực phẩm giàu cholesterol: Cholesterol xấu tăng cao là một trong những nguyên nhân cao nhất. Người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như đồ chiên rán hoặc cholesterol (ngũ tạng động vật) để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.

Giảm lượng đường: Song song với hạn chế thức ăn nhiều chất béo hay cholesterol, người từng đột quỵ cũng nên cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày để mau phục hồi và hạn chế tái phát. Lý do là tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng huyết áp, nguy cơ béo phì và tiểu đường type 2 cao, dễ bị rối loạn lipid máu - các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Do đó, người bệnh nên ưu tiên thực phẩm có chứa lượng đường thấp hoặc không chứa đường.

Hạn chế ăn mặn (giảm natri): Ăn quá mặn khiến cơ thể bị tích nước và dễ làm tăng huyết áp do lượng natri trong cơ thể cao. Các món ăn cho người bị đột quỵ hoặc phòng tránh đột quỵ nên có lượng natri thấp. Natri không chỉ được dùng khi nêm nếm mà còn được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm. Người bệnh cần hạn chế nêm muối trong các món ăn cũng như cắt giảm bớt các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn. Chế độ ăn nên ưu tiên các loại nguyên liệu tươi, hạn chế thức ăn vặt như khoai tây chiên, bánh quy, gà rán... Để giảm natri, bạn nên đọc thành phần thuốc trước khi sử dụng bởi một số loại thuốc hiện nay cũng có chứa natri.

Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có thể làm giảm cholesterol xấu và là một phần của chế độ ăn lành mạnh đối với tim mạch. Chất xơ không chỉ ảnh hưởng đến lượng cholesterol bên trong cơ thể, giảm nguy cơ đột quỵ mà còn mang đến nhiều lợi ích như giúp hỗ trợ giảm cân, cân bằng lượng đường trong máu, ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa... Lượng chất xơ bổ sung có thể phụ thuộc vào từng độ tuổi. Bạn có thể tư vấn thêm bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu cần.

Bổ sung kali: Các loại thực phẩm có bổ sung kali giúp tim có thể duy trì các hoạt động hằng ngày hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn các loại trái cây, rau hoặc sữa và các chế phẩm từ sữa - nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng kali cao. Các loại trái cây giúp bạn bổ sung kali bao gồm bơ, sầu riêng, mít, thanh long, chuối, cam. Các loại rau có chứa kali bao gồm bông cải xanh, củ dền, rau ngót, rau mồng tơi...

Theo bác sĩ Minh Đức, một lưu ý quan trọng không kém để người bệnh sau đột quỵ cải thiện sức khỏe là duy trì trọng lượng cơ thể ổn định. Bạn cần theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày, đo lường lượng chất xơ, chất béo, protein... nạp vào hàng ngày, tránh giảm cân hoặc tăng cân quá đột ngột.

Nguồn: Sưu tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn