Những thay đổi trong não khi xảy ra đột quỵ

Những thay đổi trong não khi xảy ra đột quỵ

Những thay đổi trong não khi xảy ra đột quỵ

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Những thay đổi trong não khi xảy ra đột quỵ

Đột quỵ khiến não bị gián đoạn hoặc giảm tưới máu, tế bào não bị thiếu oxy, dinh dưỡng nên chết nhanh, gây ra các biến chứng như liệt, khó nói, tử vong.

Có hai loại đột quỵ chính ảnh hưởng đến não là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết gây chảy máu trong não. Cả hai loại đều có thể dẫn đến tình trạng tổn thương hoặc chết các tế bào hay mô não liên quan.

TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM - dẫn một số nghiên cứu cho thấy, đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng 80% các trường hợp. Đột quỵ này xảy ra khi dòng máu đến một phần của não bị tắc nghẽn, làm gián đoạn việc cung cấp máu và oxy cho não.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra theo ba cơ chế. Một là do huyết khối tắc nghẽn tại chỗ thành động mạch (do mảng xơ vữa hoặc cục máu đông hình thành trên thành mạch hay cục máu đông di chuyển từ tim hoặc một trong các mạch máu ở cổ đến não). Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất. Cơ chế thứ hai là do thuyên tắc huyết khối do cục máu đông, mảng vỡ từ mảng xơ vữa, không khí, chất béo, vi khuẩn, dị vật, tế bào u... Trường hợp thứ ba hiếm gặp hơn, não bị giảm tưới máu do các trường hợp tụt giảm huyết áp nghiêm trọng.

Bác sĩ Minh Đức chia sẻ thêm, khoảng 20% đột quỵ còn lại là xuất huyết do chảy máu trong não. Chảy máu gây tổn thương mô đồng thời hạn chế dòng oxy đến các mô não bị ảnh hưởng. Loại đột quỵ này thường xảy ra do tăng huyết áp.

Tùy theo vùng não bị tổn thương mà biểu hiện của người bệnh có thể từ méo miệng, nhìn mờ, nhìn đôi, khó nói, đi không vững hay yếu liệt một nửa thân người. Người bệnh thậm chí bị rối loạn tâm thần, hôn mê hay tử vong.

Hình ảnh mô tả xuất huyết não. Ảnh: Freepik

Dưới đây là những thay đổi trong não khi đột quỵ xảy ra, dẫn đến các hậu quả tương ứng.

Viêm: Thiếu máu và oxy sẽ tạo nhiều axit lactic - một chất độc tấn công não trong cơn đột quỵ. Não sẽ cố gắng tự phục hồi một cách tự nhiên. Tuy nhiên, nỗ lực chữa lành của não tạo ra phản ứng viêm quá mức. Cuối cùng, hoạt động này của não có thể dẫn đến sưng hoặc phù nề não. Đây là một trong những lý do tại sao cần cẩn thận theo dõi lượng chất lỏng nạp vào ở người bị đột quỵ.

Dư thừa canxi: Khi tế bào não bị chết do thiếu máu và oxy thì giải phóng một lượng lớn các chất dẫn truyền thần kinh glutamate tạo nên dòng canxi phóng thích ra tiêu hóa protein, lipid, nhân tế bào. Luồng canxi này gây ra chết hàng loạt tế bào.

Mất cân bằng natri: Việc sản xuất ít năng lượng hơn ảnh hưởng đến bơm natri, tạo ra nhiều gốc tự do làm tổn thương thêm nội mạc mạch máu. Sự mất cân bằng này có thể góp phần vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ, có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong.

Mất cân bằng pH: Môi trường axit hủy hoại các tế bào và các tế bào mô chết tạo nhiều axit lactic. Khả năng phục hồi và tiên lượng lâu dài của người bệnh đột quỵ phụ thuộc vào mức độ tổn thương và hồi phục kịp thời của mô não tổn thương.

Theo bác sĩ Minh Đức, có nhiều yếu tố góp phần gây ra đột quỵ, trong đó tuổi cao hay nam giới là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi nhằm giúp giảm nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, bệnh tim mạch, khó thở khi ngủ và các yếu tố thuộc về lối sống như thừa cân, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, lạm dụng các chất gây nghiện, chế độ ăn...

Nếu trong gia đình có người bị đột quỵ, các thành viên cần trao đổi với bác sĩ về nguy cơ và những biểu hiện của vấn đề sức khỏe. Một số kỹ thuật chụp não, mạch máu hoặc xét nghiệm có thể giúp xác định các nguyên nhân tiềm ẩn, giúp chủ động tầm soát căn bệnh nguy hiểm này.

Máy chụp MRI mạch máu não giúp tầm soát đột quỵ tại Bệnh viện Tâm Anh TP HCM. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Để phòng tránh đột quỵ, mỗi người cần thay đổi lối sống, giảm cân, bỏ thuốc lá, tập thể dục nhiều hơn, điều trị các bệnh liên quan. Thay đổi chế độ ăn để hạn chế chất béo và natri, bổ sung nhiều trái cây tươi và ngũ cốc tốt cho sức khỏe.

Nguồn: Sưu tầm

zalo

  Đặt lịch hẹn