Tại sao đau mắt cá chân dù không chấn thương?

Tại sao đau mắt cá chân dù không chấn thương?

Tại sao đau mắt cá chân dù không chấn thương?

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Tại sao đau mắt cá chân dù không chấn thương?

Bệnh lupus, hội chứng bàn chân dẹt... có thể gây tổn thương ở mắt cá chân và tình trạng sưng, đau được điều trị bằng cách uống thuốc, sinh hoạt lành mạnh.

Đau đột ngột ở mắt cá chân mà không bị chấn thương có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm tình trạng tự miễn dịch, các loại viêm khớp khác nhau. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng tới mắt cá chân, các phương pháp khắc phục và thời điểm mọi người cần đi thăm khám, điều trị.

Lupus

Lupus là một bệnh tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của một người tự tấn công chính nó, nhằm vào những mô khỏe mạnh. Điều này gây viêm ở các khớp như mắt cá chân, cùng các triệu chứng đau, sưng tấy, cứng, viêm da, sốt, ngón tay hoặc ngón chân bị tê hay đổi màu. Để kiểm soát các triệu chứng của lupus, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, điều trị bằng liệu pháp như châm cứu.

Hội chứng bàn chân bẹt

Rối loạn chức năng gân chày sau (PTTD) còn được gọi là bàn chân bẹt hoặc bàn chân dẹt, xảy ra khi gân hỗ trợ vòm chính của bàn chân yếu đi. Điều này làm cho vòm bàn chân của một người dần phẳng ra. PTTD có thể dẫn đến đau ở mắt cá chân và thường do sử dụng quá mức gân chày sau. Theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau và sưng ở bên trong bàn chân và mắt cá chân; viêm khớp bàn chân và mắt cá chân... Một số phương pháp điều trị PTTD mà bác sĩ thường đề xuất gồm: thay đổi giày, áp dụng vật lý trị liệu (như các bài tập kéo giãn), sử dụng thuốc giảm đau như NSAID, nẹp mắt cá chân... hay phẫu thuật.

Tình trạng viêm nhiễm do một số bệnh lý có thể gây đau ở mắt cá chân dù không có bất cứ chấn thương nào xảy ra. Ảnh: Freepik

Bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến do sự tích tụ axit uric, gây ra các cơn đau ở một hoặc nhiều khớp, thậm chí gây đau ở mắt cá chân. Các triệu chứng của bệnh có thể bắt đầu đột ngột và kéo dài vài ngày hoặc vài tuần vào những đợt bùng phát. Các triệu chứng sau đó có khả năng không xuất hiện lại trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Triệu chứng chính của bệnh gout ở mắt cá chân là đau dữ dội, thường xảy ra vào ban đêm. Cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức khiến một người thức giấc. Các triệu chứng khác của bệnh ở những khớp bị ảnh hưởng gồm: sưng tấy, đỏ, cảm giác ấm ở chỗ sưng. Cách điều trị tốt nhất là ăn uống khoa học, chăm chỉ luyện tập thể dục.

Thoái hoá khớp

Thoái hoá khớp (OA) là dạng viêm khớp phổ biến nhất. Viêm khớp ở mắt cá chân xảy ra do hao mòn khớp khiến sụn và xương bị phá vỡ, thay đổi. Nguyên nhân bao gồm: tuổi tác (phổ biến ở người lớn tuổi); chấn thương ở mắt cá chân dù các triệu chứng có thể không xuất hiện trong nhiều năm sau chấn thương; thừa cân, béo phì. Các triệu chứng phổ biến của thoái hoá khớp ở mắt cá chân gồm: đau, nhức hoặc sưng; cứng khớp ở mắt cá chân, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau thời gian nghỉ ngơi; thiếu linh hoạt, mất ổn định hoặc lỏng lẻo ở khớp mắt cá chân.

Để giải quyết tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập kéo giãn; vật lý trị liệu; sử dụng các loại thuốc như corticosteroid, thuốc chống viêm (NSAID), giảm đau, thuốc bôi tại chỗ, kem hoặc thuốc xịt. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể phải mổ nội soi khớp mắt cá chân.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là loại bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh bên trong cơ thể. RA thường ảnh hưởng đến cả hai mắt cá chân cùng một lúc và gây đau. Một người bị viêm khớp dạng thấp ở mắt cá chân sẽ trải qua các đợt bùng phát triệu chứng kéo dài trong vài ngày hoặc vài tháng, sau đó thuyên giảm. Triệu chứng gồm đau và sưng ở nhiều khớp; sốt, mệt mỏi; giảm cân...

Để giảm các triệu chứng của RA ở mắt cá chân, người bệnh sử dụng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) hoặc thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học; tập luyện; có chế độ ăn uống lành mạnh; điều trị bằng chườm nóng hoặc lạnh; sử dụng miếng dán.

Viêm gân Achilles

Viêm gân Achilles (một dải gân cứng nối cơ bắp chân và xương gót) xảy ra khi gân Achilles nằm ở mắt cá chân bị đau và viêm. Các yếu tố khiến một người có nguy cơ bị viêm gân Achilles bao gồm: tuổi già; sự gia tăng đột ngột về cường độ tập thể dục; cơ bắp; biến dạng xương ở phía sau gót chân.

Một số triệu chứng của viêm gân Achilles gồm: đau ở gót chân hoặc gân Achilles khi tập thể dục; đau và cứng ở gót chân và gân vào buổi sáng; tình trạng sưng trở nên tồi tệ hơn trong ngày; đau dữ dội sau khi tập thể dục; đau gót chân khi đi giày. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần nghỉ ngơi và giảm các hoạt động thể chất tác động đến cổ chân. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Ngoài các yếu tố trên, nên gặp bác sĩ khi gặp triệu chứng đau mắt cá chân đột ngột, không do tổn thương như: cơn đau ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày hoặc gây ngất xỉu hoặc buồn nôn; cơn đau không cải thiện sau 2 tuần; ngứa ran hoặc mất cảm giác ở bàn chân; mắt cá chân thay đổi hình dạng.

Nguồn: Sưu tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn