Thoát vị đĩa đệm có thể tự khỏi không?

Thoát vị đĩa đệm có thể tự khỏi không?

Thoát vị đĩa đệm có thể tự khỏi không?

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Thoát vị đĩa đệm có thể tự khỏi không?

Nếu thoát vị đĩa đệm chưa gây chèn ép rễ thần kinh, bệnh có thể tự khỏi thông qua dùng thuốc giảm đau và tập vật lý trị liệu.

Đĩa đệm có cấu trúc sụn, là một khoang nằm giữa các đốt sống. Mỗi đĩa đệm có hai phần, gồm bao sơ (mâm sụn) ở bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai và nhân nhầy dạng keo nằm bên trong. Bình thường, những đĩa này rất chắc, có vai trò như một gối đỡ đàn hồi giúp cột sống dẻo dai, thực hiện được các động tác cúi, ưỡn, xoay và nghiêng. Thoát vị đĩa đệm là khi các đĩa đệm này bị tổn thương, lệch đĩa đệm, trượt đĩa đệm hoặc bị hư hại, vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gặp những cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay. Ở thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, người bệnh sẽ đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân.

Theo một số nghiên cứu, thoát vị đĩa đệm là tình trạng khá phổ biến, 80% dân số thế giới có thể gặp một lần trong đời. Một số thậm chí không nhận ra tình trạng này và có thể tự khỏi nhanh chóng mà không cần phẫu thuật.

Tình trạng thoát vị địa đệm chưa chèn ép vào rễ thần kinh có thể khỏi mà không cần phẫu thuật. Ảnh: xframe

Các chuyên gia y tế cho biết, hầu hết bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chưa chèn ép rễ thần kinh có thể điều trị cơn đau bằng thuốc giảm đau và chống viêm không kê đơn như ibuprofen và naproxen, tập vật lý trị liệu hoặc tiêm steroid ngoài màng cứng nếu cần. Những phương pháp này kết hợp với việc chườm nóng và chườm lạnh, cũng như gặp bác sĩ xương khớp, massage, châm cứu đều giúp tình trạng thoát vị đĩa đệm tự khỏi theo thời gian.

Ngoài ra, người bệnh được khuyên nên nghỉ một đến hai ngày sau khi bị thoát vị đĩa đệm. Sau đó, vận động đi lại nhẹ nhàng. Trong quá trình hồi phục nên tránh mang vác vật nặng hoặc các hoạt động ảnh hưởng đến cơ vùng bụng.

Thời gian hồi phục phụ thuộc rất nhiều và mức độ tổn thương và các phương pháp điều trị. Một số người có thể khỏi trong một vài ngày, một số khác mất từ một đến 3 tháng để vết thoát vị đĩa đệm lành lại.

Khi nào cần thực hiện phẫu thuật đĩa đệm?

Nếu các cơn đau gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sau khi đã tự điều trị và hoạt động cẩn trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Những người phải phẫu thuật thường bị các chấn thương dẫn đến tê hoặc yếu ở tay và bàn chân, có vấn đề với chức năng bàng quang, các cơn đau không giảm sau hai tuần dùng thuốc giảm đau và vật lý trị liệu. Đặc biệt, nếu cảm thấy không thể nhấc chân hoặc đánh rơi đồ vật thường xuyên, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm càng tăng cao khi về già. Tuy vậy, những người trẻ, khỏe mạnh vẫn có thể gặp tình trạng thoát vị đĩa đệm. Nếu phải đứng lâu, hãy đặt một chân lên ghế thấp để giảm bớt áp lực cho lưng. Ngoài ra khi mang vác vật nặng, nên ngồi xuống và nâng từ từ bằng chân, không sử dụng cơ lưng khi nhấc vật nặng.

Tập luyện cơ bụng, tránh hút thuốc lá, duy trì cân nặng khỏe mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Nguồn: Sưu Tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn