Trẻ đi nhón gót có sao không?

Trẻ đi nhón gót có sao không?

Trẻ đi nhón gót có sao không?

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Trẻ đi nhón gót có sao không?

Đi nhón gót có thể xảy ra do trẻ ít tiếp xúc bàn chân với mặt đất, sử dụng xe đạp tập đi không đúng cách hoặc xuất phát từ bệnh lý.

Đi nhón gót là hiện tượng trẻ đi bằng đầu ngón chân hoặc phần trước của gan bàn chân. ThS.BS Nguyễn Thuỵ Song Hà, khoa Y học thể thao và Nội soi, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cho biết, nếu không phải do nguyên nhân bệnh lý và trẻ dưới hai tuổi thì tình trạng này không gây nguy hiểm. Một số trẻ đi nhón gót chỉ là do thói quen. Tuy nhiên, nếu trẻ tiếp tục tư thế đi lại này khi đã 5 tuổi hoặc kèm theo các triệu chứng như căng cơ bắp chân, cứng gân Achilles ở mắt cá chân hoặc thiếu linh hoạt khi phối hợp các cơ bắp thì phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám.

Thông thường, nguyên nhân gây ra tình trạng đi nhón gót không được làm rõ nhưng trong một số ít trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của bệnh bại não, tự kỷ, gân Achilles bất thường, bệnh loạn dưỡng cơ...

Đi nhón gót kéo dài làm thay đổi dáng đi của trẻ, dễ gây té ngã. Ảnh: Shutterstock

Bại não là một rối loạn vận động, trương lực cơ và tư thế, xảy ra do não bộ bị tổn thương hoặc sự phát triển không bình thường trong kiểm soát chức năng cơ bắp, dẫn đến tình trạng đi nhón gót ở trẻ.

Tự kỷ là các rối loạn phát triển thần kinh, đặc trưng bởi sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, hành vi lặp đi lặp lại và bất thường trong phát triển trí tuệ. Trong đó, tình trạng đi nhón gót có liên quan đến khả năng giao tiếp và tương tác của trẻ với người khác.

Gân Achilles liên kết các cơ cẳng chân với mặt sau của xương gót chân. Khi tình trạng co rút gân gót xảy ra làm cho gân này ngắn hơn bình thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng di chuyển của người bệnh và hình thành tình trạng đi nhón gót ở trẻ em. Về lâu dài sẽ gây nên biến dạng xương, khớp, dây chằng vùng cổ, bàn chân, lệch vẹo cột sống, khung chậu...

Loạn dưỡng cơ là một nhóm gồm hơn 30 bệnh di truyền gây yếu cơ. Bệnh xảy ra do khiếm khuyết ở một số gen làm suy giảm khả năng sản xuất protein cơ, dẫn đến cơ bị teo nhỏ hơn bình thường, dễ tổn thương và suy yếu dần theo thời gian. Lúc này, khả năng đi lại và thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi bộ lại, chạy nhảy, nhai nuốt... bị ảnh hưởng. Bệnh có thể khởi phát vào bất kỳ lúc nào trong suốt cuộc đời. Vì vậy, nếu ban đầu trẻ đi bình thường nhưng sau một thời gian mới xuất hiện tình trạng nhón gót, rất có thể trẻ đã mắc chứng loạn dưỡng cơ.

Nẹp điều chỉnh cấu trúc chân trẻ, cải thiện tình trạng đi nhón gót. Ảnh: Shutterstock

Bác sĩ Song Hà cho biết, hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm các bệnh lý kể trên. Các phương án chữa trị chỉ nhằm giảm triệu chứng và duy trì sinh hoạt bình thường của người bệnh. Một số phương pháp điều trị tình trạng đi nhón gót có thể được cân nhắc như:

Tiêm thuốc OnabotulinumtoxinA vào bắp chân. Thuốc này thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến co cơ, cứng cơ, rối loạn vận động...

Vật lý trị liệu nhằm kéo căng cơ ở chân và bàn chân một cách nhẹ nhàng, từ đó cải thiện dáng đi của trẻ.

Nẹp chân để điều chỉnh hình dáng và cấu trúc chân, bàn chân, từ đó giúp trẻ có dáng đi bình thường.

Bó bột được chỉ định nếu vật lý trị liệu hoặc niềng chân không có kết quả. Trong thủ thuật bó bột, bác sĩ sẽ điều chỉnh dần dáng đi của trẻ bằng cách đưa các ngón chân về phía ống chân.

Phẫu thuật là phương án điều trị cuối cùng khi các biện pháp bảo tồn không đạt hiệu quả như mong đợi. Mục tiêu của phẫu thuật là kéo dài cơ hoặc gân ở mặt sau cẳng chân của trẻ.

Bác sĩ Song Hà khuyến cáo, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng đi nhón gót sẽ làm thay đổi dáng đi của trẻ, trẻ dễ bị té ngã hơn, gặp khó khăn trong sinh hoạt như mang giày hoặc chơi thể thao... Do đó, phụ huynh nên lưu ý đến độ tuổi và các bất thường khi đi lại để kịp thời đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ.

Nguồn: Sưu tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn