Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng từng bộ phận trên cơ thể thế nào?

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng từng bộ phận trên cơ thể thế nào?

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng từng bộ phận trên cơ thể thế nào?

Phòng khám đông y Tâm An

Phòng khám đông y Tâm An
Phòng khám đông y Tâm An
logo
 0938.802.809  0938 802 809  Đặt lịch
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng từng bộ phận trên cơ thể thế nào?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, ảnh hưởng đến nhiều khớp trên cơ thể và có thể gây tàn phế nếu người bệnh không điều trị.

Viêm khớp dạng thấp (RA) là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn,virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau.

RA là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng. Bệnh thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm phân biệt bệnh lý viêm khớp RA với các loại viêm khớp khác. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.

Bàn tay và cổ tay

Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu từ các khớp nhỏ của ngón tay, bàn tay và cổ tay. Bệnh có thể làm hỏng các khớp và gây ra một số loại biến dạng bàn tay, chẳng hạn như: nổi các cục u dưới da gần khớp, ràn dịch khớp, cứng khớp gây khó cử động hoặc suy giảm phạm vi chuyển động, trật khớp cổ tay.

Một dị dạng đặc trưng khác của viêm khớp dạng thấp là "bàn tay gió thổi", trong đó các ngón tay bị nghiêng về phía ngón út.

RA là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên. Ảnh: Shutterstock

Mắt cá chân và bàn chân

Ước tính khoảng 90% những người bị RA sẽ xuất hiện các triệu chứng ở bàn chân và mắt cá chân vào một thời điểm nào đó. Chúng cũng nằm trong số những khớp nhỏ có thể bị tác động sớm trong quá trình tiến triển của bệnh. Các vấn đề cụ thể do RA ở bàn chân và mắt cá chân phụ thuộc vào các khớp liên quan.

Mắt cá chân: triệu chứng ban đầu của bệnh liên quan đến mắt cá chân là đau khi đi bộ lên hoặc xuống dốc hoặc cầu thang.

Khu vực gót chân: Triệu chứng đầu tiên của RA ở phần sau bàn chân là đi lại khó khăn trên các bề mặt bất thường, chẳng hạn như địa hình gồ ghề hoặc sỏi. Đau phổ biến nhất ở bên ngoài bàn chân. Về sau, chuyển động của xương có thể dẫn đến một biến dạng gọi là bàn chân bẹt, bao gồm đau ở vòm chân, bên trong mắt cá hoặc bên ngoài mắt cá.

Giữa bàn chân: Các dây chằng hỗ trợ vòm chân có thể bị suy yếu do RA, khiến vòm bị sụp xuống. Điều này thường làm cho các ngón chân hướng ra ngoài và cũng có thể dẫn đến một vết sưng lớn trong vòm.

Phần trước bàn chân, ngón chân: RA có thể gây sưng đau ở gốc ngón chân cái và khiến ngón chân cong vĩnh viễn, được gọi là ngón chân hình búa hoặc ngón chân móng vuốt. Dị tật này không chỉ gây khó khăn trong việc đi lại mà còn khiến người bệnh khó đi giày.

Khớp vai

Khớp vai có thể là khớp sớm bị ảnh hưởng bởi viêm khớp dạng thấp trên cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng chức năng vai bị suy giảm đáng kể trong 18 tháng đầu tiên của bệnh.

Các triệu chứng đặc trưng cho RA ở vai bao gồm: giảm sức mạnh cơ vai, suy giảm cử động vai và cánh tay, đau vai. Những triệu chứng này có thể có tác động lớn đến mức độ hoạt động và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Khuỷu tay

Các nghiên cứu cho biết khuỷu tay có liên quan đến 20-65% các trường hợp viêm khớp dạng thấp. Các triệu chứng mà RA gây ra ở khuỷu tay có thể bao gồm: đau đớn, sưng tấy, bất ổn định chung...

Nếu điều trị bằng thuốc và các phương pháp khác không thể kiểm soát các triệu chứng ở khuỷu tay, phương pháp phẫu thuật có thể được xem xét. Người bệnh sẽ được loại bỏ phần lớn bao hoạt dịch bằng nội soi. Nếu không thành công, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay thế khuỷu tay.

Khớp hông

RA có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào và bệnh càng nghiêm trọng càng ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn. Khi tác động vào các khớp chịu trọng lượng của cơ thể như cơ hông, đầu gối và mắt cá chân sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động.

Các triệu chứng đặc trưng cho RA ở hông bao gồm: đau nhức ở háng, mông, đùi ngoài hoặc đầu gối; đau ở khớp háng khiến đi lại khó khăn; đau nặng hơn sau khi ngồi hoặc ngủ nhưng cơn đau cải thiện khi vận động.

Phẫu thuật thay khớp háng có thể giảm đau, phục hồi chức năng, điều chỉnh các tổn thương và biến dạng khớp ở những người bị RA. Phương pháp thay thế khớp cũng được áp dụng cho các khớp khác, chẳng hạn như vai, cổ tay và mắt cá chân, nhưng phổ biến nhất là cho hông và đầu gối.

Khớp gối

Khớp gối là khớp lớn nhất và khỏe nhất trên cơ thể, được hình thành bởi xương đùi, xương chày (xương ống chân) và xương bánh chè kết hợp với nhau. Khi khu vực này bị tổn thương do RA, người bệnh có thể bị đau, sưng và cứng nghiêm trọng, đặc biệt là sau vài giờ không hoạt động. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: khó uốn cong và/hoặc duỗi thẳng đầu gối, đầu gối bị "khóa cứng" khi đi bộ, có tiếng mài, tiếng lách cách hoặc tiếng cót két khi đi bộ, đầu gối yếu hoặc chênh vênh.

Bệnh nhân bị tổn thương và biến dạng khớp gối có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thay khớp gối.

Ngoài các bộ phận trên, viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm toàn thân nên cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm: tim, phổi, đây thần kinh, hàm, thận (dù hiếm gặp). Những người bị RA có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn những người bình thường.

Đến nay, y khoa vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp, dù có nhiều ý kiến cho rằng bệnh xảy ra do yếu tố di truyền. Tuy gen không trực tiếp gây bệnh, nhưng gen lại là nguyên nhân khiến một người dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, chẳng hạn như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn là tác nhân gây bệnh RA.

Nếu chủ quan không điều trị, người bệnh RA có nguy cơ tàn phế cao và tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể. Các phương pháp chữa trị viêm khớp dạng thấp phổ biến là dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập thể dục và phẫu thuật nhằm khắc phục tổn thương khớp. Việc chỉ định phương pháp nào cho bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng kiểm soát triệu chứng bệnh là điều hoàn toàn có thể. Do đó, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, nên thăm khám kịp thời để được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị phù hợp.

Nguồn: Sưu Tầm 

zalo

  Đặt lịch hẹn